Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Các công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Các công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu Dù cho tiêu đề của Yêu cầu tuyển dụng là gì thì trách nhiệm thực sự của bạn khi tham gia vào công ty được phản ánh trong phần Mô tả công việc, từ đó chúng ta tạm phân chia các vị trí nhân sự ngành Xuất nhập khẩu như sau: Các công việc Xuất nhập khẩu 1. Sales Export Staff – Nhân viên kinh doanh xuất khẩu Công việc này có thể nói là có yêu cầu cao nhất trong các vị trí làm việc tại doanh nghiệp mảng Xuất nhập khẩu / Logistics. Thu nhập: 6-10 triệu lương cứng tùy năng lực + % thưởng doanh thu bán hàng + % hoa hồng cước mà Forwarder trích lại do sử dụng dịch vụ của công ty họ. Sales Export Staff Muốn làm Sales Export tốt bạn phải nắm vững mọi kiến thức chuyên môn (thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải, bộ chứng từ, thủ tục hải quan,…) và kỹ năng liên quan (ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán…). Yêu cầu công việc như sau: Tìm kiếm thông tin khách hàng quốc tế => chào bán sản phẩm/dịch vụ; Chốt đơn hàng, làm hợp đồng,...

Cách phân chia công việc ngành xuất nhập khẩu

Cách phân chia công việc ngành xuất nhập khẩu Ở góc độ của một người mới vào nghề, bạn có thể hiểu rằng để bắt đầu làm việc trong công ty giao nhận CÓ PHẦN DỄ HƠN bắt đầu làm việc trong công ty xuất nhập khẩu do yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ. Khi đọc một yêu cầu tuyển dụng, nếu chỉ nhìn vào dòng tiêu đề “Tuyển nhân viên Xuất nhập khẩu” bạn rất khó biết được mình phải làm những gì. Để hiểu rõ cách phân chia công việc ngành xuất nhập khẩu, bạn cần đọc kỹ phần Mô tả công việc và làm quen với quy trình cơ bản để thực hiện một thương vụ xuất nhập khẩu như sau: (1) Giao dịch: Tìm kiếm đối tác, đàm phán các điều khoản thương mại và tiến hành ký kết hợp đồng; (2) Thanh toán: Bên mua tiến hành chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục thanh toán cho bên bán; (3) Vận tải: Bên bán thực hiện giao hàng cho bên mua; (4) Thông quan: Hai bên thực hiện thủ tục hải quan để xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa. Các công ty xuất nhập khẩu quy mô vừa và nhỏ thường tổ chức cho nhân viên thực hiện công việc Gia...

Tự thành lập công ty xuất nhập khẩu có khó không?

Tự thành lập công ty xuất nhập khẩu có khó không? Xuất nhập khẩu không phải là ngành nghề đăng ký kinh doanh mà đó là quyền mặc định của doanh  nghiệp, nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nào thì ĐƯỢC QUYỀN xuất khẩu mặt hàng đó. 1. Điều kiện để được kinh doanh xuất nhập khẩu Theo đó, xuất nhập khẩu không phải ngành nghề kinh doanh nên khi tiến hành đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không phải đăng ký ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu cụ thể. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành, doanh nghiệp phải đáp ứng đủ điều kiện mới được hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Điều kiện kinh doanh : Đối với một số ngành nghề kinh doanh bạn phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, về vốn pháp định hoặc về trình độ nhân sự thì mới được thành lập doanh nghiệp. Chi tiết các quy định này kèm theo thủ tục đăng ký kinh doanh bạn phải tham khảo tại Luật Doanh nghiệp. Loại hình xuất nhập kh...

Học xuất nhập khẩu từ con số 0

Học xuất nhập khẩu từ con số 0 Như đã nói ở bài đăng trước, những người học xuất nhập khẩu có thể là các bạn đã học đúng chuyên ngành, học trái ngành hay đang làm việc xuất nhập khẩu. Đặc biệt những người chưa từng học, chưa biết gì về xuất nhập khẩu thường cảm thấy lo lắng, em ngại khi quyết định bỏ ngang công việc của mình để chuyển sang làm xuất nhập khẩu. Dù thuộc đối tượng nào các bạn cũng đều có điểm chung là không biết bắt đầu học từ đâu và học theo phương pháp nào để nắm bắt được kiến thức mình mong muốn. Dưới đây là thứ tự các bước mà bạn nên thực hiện để tự học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất: 1. Tìm hiểu yêu cầu công việc Quy trình tìm hiểu yêu cầu công việc xuất nhập khẩu Trước tiên bạn nên tìm hiểu xem có các vị trí công việc nào trong ngành, bạn quan tâm đến vị trí nào; các khía cạnh khác như mức thu nhập, khả năng thăng tiến, khả năng chuyển đổi công việc cũng rất được xem xét ngay từ giai đoạn này. Và để làm được hầu hết mọi ...

Lời khuyên đối với các bạn làm trái ngành

Lời khuyên đối với các bạn làm trái ngành Trong thực tế rất nhiều công ty ngành xuất nhập khẩu chấp nhận cả hồ sơ ứng viên thuộc các chuyên ngành lân cận như: Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính – Ngân hàng, Marketing, Ngoại ngữ,… Để làm việc trong ngành Xuất nhập khẩu các bạn cần có lượng kiến thức chuyên môn phù hợp theo từng vị trí công việc, cụ thể như: Thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế, Ngân hàng, Hải quan,… Tuy nhiên trong thực tế các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải luôn yêu cầu nhân viên phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Mỗi vị trí công việc cụ thể sẽ cần đến những mảng kiến thức khác nhau, do đó doanh nghiệp chỉ cần đào tạo nhân viên của mình ở phần chuyên môn họ cần cho công việc mà không đào tạo toàn bộ kiến thức rộng lớn như trường đại học. Chiến thuật học và xin việc xuất nhập khẩu Đối với các bạn học trái ngành, trước tiên bạn cần tìm hiểu sơ qua để xem mức độ khả thi khi mình chuyển sang làm xuất nhập khẩu bằng việc đọc trước các Yêu cầu tuyển ...