Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tìm kiếm đối tác

Bảng danh sách đối tác

Bảng danh sách đối tác Bảng danh sách đối tác cũng là file hầu như luôn “Open” đối với nhân viên Sales xuất khẩu và Purchase nhập khẩu. Bạn thường xuyên sử dụng lệnh “FIND” để tìm kiếm các đối tác theo “Tên”, theo sản phẩm “GOOD”, theo thương hiệu “BRAND”,… và cập nhập thông tin của các đối tác mới vào danh sách. Tải file tại đây Có thể bạn muốn xem: Các nguyên tắc giao dịch hiệu quả trong xuất nhập khẩu Inquiry / Quotation / Order / Confirmation là gì? Lệch múi giờ trong giao dịch xuất nhập khẩu Chia sẻ các nguồn tìm kiếm đối tác cho Sales và Purchasing Bí quyết tìm kiếm đối tác trong Xuất nhập khẩu Những việc cần chuẩn bị trước khi tìm đối tác nước ngoài ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đạt XNK - Forwarder Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype) Emai

Các nguyên tắc giao dịch hiệu quả trong xuất nhập khẩu

Các nguyên tắc để giao dịch, đàm phán hiệu quả Do đặc thù của nghiệp vụ giao dịch trong Xuất nhập khẩu là sử dụng ngoại ngữ và trao đổi thông tin với các đối tác đa số khác múi giờ nên để công việc đạt hiểu quả cao nhất bạn cần tuân thủ 4 nguyên tắc trong giao dịch như sau: (1) Kịp thời Đảm bảo đủ trình độ ngoại ngữ để thực hiện các giao dịch kịp thời trước khi phải kết thúc giao dịch do lệch múi giờ hoặc hết giờ làm việc của các bên liên quan như: ngân hàng, hải quan, sở giao dịch hàng hóa,… (2) Đơn giản Đảm bảo ngôn ngữ sử dụng trong giao dịch phải đơn giản, tránh sử dụng những từ ngữ hoặc cấu trúc câu không phổ biến. (3) Đầy đủ Do lệch múi giờ nên thời gian bạn và đối tác cùng nhau trao đổi thông tin là không nhiều vì vậy cần trình bày đầy đủ mọi thông tin cần thiết trong mỗi lần giao dịch, tránh phải liên hệ quá nhiều lần gây khó khăn trong việc theo dõi thông tin và tốn nhiều thời gian. (4) Khoa học Cần chú ý trình bày các thông tin một cách khoa học, rõ r

Inquiry / Quotation / Order / Confirmation là gì?

Inquiry / Quotation / Order / Confirmation là gì? Bạn có thể giao dịch thông qua các cách thức như: gặp trực tiếp để thương lượng, trao đổi qua điện thoại hoặc qua Email. Tùy mỗi thương vụ, mỗi tình huống mà sử dụng cách giao dịch phù hợp nhưng giao dịch qua Email vẫn là phương tiện thường xuyên và quan trọng nhất. Để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán người xuất khẩu và người nhập khẩu phải trải qua một quá trình giao dịch bao gồm những bước chủ yếu sau: 1. Inquiry / Request for Quotation (RFQ) – Hỏi hàng Đây là yêu cầu bước vào giao dịch của người mua, trong đó người mua đề nghị người bán cho mình biết giá cả và các điều kiện để mua hàng. Nội dung của một hỏi hàng (hỏi giá) có thể gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn. Để tránh mất thời gian hỏi đi hỏi lại, người mua nên nêu rõ những điều kiện mà mình mong muốn để làm cơ sở cho việc quy định giá: loại tiền, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng. 2. Offer / Quotation – Chào

Lệch múi giờ trong giao dịch xuất nhập khẩu

Lệch múi giờ trong giao dịch xuất nhập khẩu    Đối với các bạn chưa vào nghề thì mối lo ngại lớn nhất thường là khả năng giao tiếp và làm việc bằng ngoại ngữ; các bạn thường bị lúng túng khi soạn email hoặc gọi điện trao đổi các điều khoản hợp đồng với đối tác.    Nhưng dần dần, bạn sẽ thấy vấn đề lớn nhất với bất cứ nhân viên Xuất nhập khẩu nào khi phải giao dịch với đối tác chính là Thời gian .    Theo bảng trên, các dòng bị gạch mô tả việc bạn và đối tác không cùng làm việc trong thời điểm và không thể trao đổi thuận tiện các thông tin liên quan đến thương vụ. Ex: Với đối tác ở London, khi bạn làm việc tới 16h00 thì họ mới đang ở thời điểm 9h00. Như vậy, bạn và đối tác London chỉ có tối đa 2 tiếng 30 phút (15h00 – 17h30 giờ VN; 8h00 – 10h30 giờ London) để giao dịch, trừ trường hợp bạn chấp nhập làm thêm giờ.    Bảng tổng kết trên cho thấy thời gian mà bạn và đối tác ở các khu vực có thể làm việc cùng nhau, bạn cần phải chuẩn bị tâm lý khi đối tác càng lệch giờ với

Chia sẻ các nguồn tìm kiếm đối tác cho Sales và Purchasing

Chia sẻ các nguồn tìm kiếm đối tác cho Sales và Purchasing Alibaba.com Đây là một trong những cổng thông tin web B2B lớn nhất thế giới được thành lập tại Trung Quốc và nhanh chóng đã trở thành sàn giao dịch TMDT hàng đầu nhờ những tính năng cũng như số lượng khách hàng – nhà cung cấp online luôn ở mức cao. Ec21.com Website này là của Hàn Quốc và có thị trường chính ở Trung Quốc. Giao diện khá dễ dàng và tương tự như Alibaba. Tradekey.com Website này có gốc từ Ả Rập và đã nhanh chóng trở thành 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Indiamart.com Tạo ra ở Ấn Độ, 70% khách hàng đang ở Indiamart, đó là một nơi tốt để mua bán tại thị trường Ấn Độ. Manta.com Được khởi tạo tại Mỹ, Manta không phải là một thị trường B2B thực sự. Thay vào đó, nó cung cấp hồ sơ công ty cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Made-in-china.com Danh mục các nhà sản xuất Trung Quốc và danh mục các sản phẩm là cầu nối giữa các nhà máy, nhà sản xuất, nhà cung cấp và người mua toàn cầu. Tr

Bí quyết tìm kiếm đối tác trong Xuất nhập khẩu

Bí quyết tìm kiếm đối tác trong Xuất nhập khẩu    Tìm kiếm thị trường xuất khẩu hay tìm kiếm các công ty có nhu cầu nhập khẩu là công việc chủ yếu của Nhân viên Sales xuất khẩu; tìm kiếm nhà cung cấp hay tìm kiếm nguồn hàng là công việc chủ yếu của Nhân viên Purchasing.   Trước tiên để làm tốt công việc bạn cần kiên trì, chăm chỉ và đặc biệt là sự nhạy bén đối với thông tin. Bạn có thể tham khảo các kênh tiếp cận dưới đây hoặc tự nghiên cứu, sáng tạo ra các ý tưởng mới để có thêm nhiều đối tác: 1. Tìm kiếm qua Internet    Đây là cách đầu tiên và đơn giản nhất mà hầu như bất cứ nhân viên xuất nhập khẩu nào và bất cứ công ty xuất khẩu nào cũng sử dụng. Bạn có thể tìm kiếm các đối tác trên các website B2B hoặc tìm kiếm trên các website, diễn đàn của ngành hàng mà bạn quan tâm (ex: web của hiệp hội nhựa, diễn đàn vật liệu xây dựng, …)    Từ các thông tin công ty, bạn có thể search ra website công ty và gửi mail Hỏi hàng / Báo giá cũng như gọi điện trực tiếp đến công ty đối t

Những việc cần chuẩn bị trước khi tìm đối tác nước ngoài

Những việc cần chuẩn bị trước khi tìm đối tác nước ngoài    Tìm kiếm và giao dịch với đối tác là hai việc gắn liền với nhau. Ngay khi tìm thấy thông tin của đối tác tiềm năng là bạn lập tức phải liên hệ để trao đổi về hàng hóa. Do đó ban cần chuẩn bị các công cụ giao dịch một cách chuyên nghiệp để bước đầu có được ấn tượng tốt từ đối tác trước khi tiến hành công việc tìm kiếm. 1. Xây dựng website công ty    Khác với khách trong nước có thể tìm đến công ty bạn để gặp trực tiếp một cách dễ dàng thì các đối tác nước ngoài chỉ có thể biết đến công ty bạn qua internet và website công ty là nơi mà đối tác sẽ truy cập đầu tiên.    Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ tương ứng).    Website công ty cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin về sản phẩm, ứng dụng và các danh bạ liên lạc để khách hàng có thể liên hệ dễ dàng (số di động, skype chat, ema