Học xuất nhập khẩu từ con số 0
Như đã nói ở bài đăng trước, những người học xuất nhập khẩu có thể là các bạn đã học đúng chuyên ngành, học trái ngành hay đang làm việc xuất nhập khẩu. Đặc biệt những người chưa từng học, chưa biết gì về xuất nhập khẩu thường cảm thấy lo lắng, em ngại khi quyết định bỏ ngang công việc của mình để chuyển sang làm xuất nhập khẩu.
Dù thuộc đối tượng nào các bạn cũng đều có điểm chung là không biết bắt đầu học từ đâu và học theo phương pháp nào để nắm bắt được kiến thức mình mong muốn. Dưới đây là thứ tự các bước mà bạn nên thực hiện để tự học nghiệp vụ Xuất nhập khẩu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất:
1. Tìm hiểu yêu cầu công việc
Quy trình tìm hiểu yêu cầu công việc xuất nhập khẩu |
Trước tiên bạn nên tìm hiểu xem có các vị trí công việc nào trong ngành, bạn quan tâm đến vị trí nào; các khía cạnh khác như mức thu nhập, khả năng thăng tiến, khả năng chuyển đổi công việc cũng rất được xem xét ngay từ giai đoạn này. Và để làm được hầu hết mọi vị trí công việc trong ngành thì bạn cần phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng như thế nào?
Sau đó bạn hãy tự đánh giá xem mình đang ở vị trí nào trên thang đo khả năng làm nghề, bạn cần làm những gì để bước lên các nấc thang bên trên và bạn mong muốn tương lai bạn ở vị trí nào.
Ex: Sau khi tìm hiểu bạn thấy mình đã có kiến thức xuất nhập khẩu cơ bản nhưng chưa sâu, chỉ phù hợp với vị trí đơn giản như Nhân viên chứng từ. Bạn cần thêm Kỹ năng về Ngoại ngữ và cách tìm kiếm đối tác để làm vị trí Nhân viên mua hàng quốc tế; sau đó cần thêm kỹ năng quản lý và hiểu biết sâu về ngành máy móc để có thể đảm nhận vị trí Trưởng phòng vật tư của nhà máy.
Sau đó bạn hãy tự đánh giá xem mình đang ở vị trí nào trên thang đo khả năng làm nghề, bạn cần làm những gì để bước lên các nấc thang bên trên và bạn mong muốn tương lai bạn ở vị trí nào.
Ex: Sau khi tìm hiểu bạn thấy mình đã có kiến thức xuất nhập khẩu cơ bản nhưng chưa sâu, chỉ phù hợp với vị trí đơn giản như Nhân viên chứng từ. Bạn cần thêm Kỹ năng về Ngoại ngữ và cách tìm kiếm đối tác để làm vị trí Nhân viên mua hàng quốc tế; sau đó cần thêm kỹ năng quản lý và hiểu biết sâu về ngành máy móc để có thể đảm nhận vị trí Trưởng phòng vật tư của nhà máy.
2. Nắm bắt kiến thức cơ bản
Quy trình học kiến thức xuất nhập khẩu |
- Incoterms 2010: Bạn phải hiểu bản chất thì sẽ dễ dàng nhớ được 11 điều khoản Incoterm 2010. Học kỹ các điều kiện giao hàng ExW, FOB, CIF;
- Vận tải quốc tế: Vận tải đường biển, vận tải đường hàng không. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản như: vận đơn, các loại vận đơn, bill gốc, surrendred bill, house bill, master bill, các loại phí và phụ phí;
- Thanh toán quốc tế: Thanh toán bằng Chuyển tiền, bằng Thư tín dụng. Tìm hiểu các thuật ngữ cơ bản như: Hối phiếu, mở L/C, xuất trình chứng từ;
- Chứng từ xuất nhập khẩu: Cách tra cứu mã HS, cách sử dụng biểu thuế, cách tính các loại thuế;
- Khai báo hải quan: Khái niệm loại hình xuất nhập khẩu, phân luồng tờ khai hải quan; học sử dụng phần mềm khai hải quan điện tử.
3. Đáp ứng yêu cầu công việc
Bạn chọn một vị trí công việc mà mình muốn bắt đầu vào nghề, xác định các kiến thức và kỹ năng cần có để đáp ứng yêu cầu công việc. Bạn tham khảo ví dụ sau:Chiến lược xin việc xuất nhập khẩu |
- Gửi yêu cầu bảo hiểm trong trường hợp điều khoản giao hàng là CIF;
- Gửi chứng từ nháp cho nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu để xác nhận chứng từ nháp với khách hàng;
- Phối hợp với nhân viên thanh toán quốc tế của ngân hàng để làm bộ chứng từ chính xác 100% theo yêu cầu trên L/C;
- Làm các chứng từ nội: Packing list, Invoice,… .
YÊU CẦU CÔNG VIỆC:
- Nắm rõ nội dung Yêu cầu bảo hiểm; Cần lấy thông tin ở đâu để điền vào yêu cầu bảo hiểm; Cần nộp Yêu cầu bảo hiểm vào thời điểm nào?
- Bộ chứng từ bao gồm những gì? Nội dung quan trọng của mỗi chứng từ? Lấy thông tin ở đâu để điền vào chứng từ?
- Bộ chứng từ theo L/C phải tuân thủ những quy định nào? Mỗi loại bao nhiêu bản, số bản gốc / bản sao? Chứng từ do ai phát hành?
- Làm sao để soạn thảo chứng từ nhanh chóng và chính xác?
THỰC HIỆN TỰ HỌC:
- Nghiên cứu: Chứng từ trong Xuất nhập khẩu; Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu; Thanh toán quốc tế;
- Tham khảo các bộ chứng từ thực tế bao gồm: Invoice, Parking list, Đơn bảo hiểm, Đơn yêu cầu mở L/C;
- Thực hành soạn thảo Yêu cầu bảo hiểm, Bộ chứng từ theo L/C.
Thực hiện cách thức tự học này, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi công việc ngành xuất nhập khẩu gần như ngay lập tức mà không phải mất đến vài tháng để học tập và phải nhớ hết khối kiến thức khổng lồ trong khi thực ra bạn chưa cần sử dụng đến ở thời điểm hiện tại.
Có thể bạn muốn xem:
Bí quyết tự học xuất nhập khẩu
Tự thành lập công ty xuất nhập khẩu có khó không?
Lời khuyên đối với các bạn làm trái ngành
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - ForwarderChuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com
Nhận xét
Đăng nhận xét