Chuyển đến nội dung chính

Các công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu

Các công việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu


Dù cho tiêu đề của Yêu cầu tuyển dụng là gì thì trách nhiệm thực sự của bạn khi tham gia vào công ty được phản ánh trong phần Mô tả công việc, từ đó chúng ta tạm phân chia các vị trí nhân sự ngành Xuất nhập khẩu như sau:

cac-cong-viec-xuat-nhap-khau
Các công việc Xuất nhập khẩu

1. Sales Export Staff – Nhân viên kinh doanh xuất khẩu

Công việc này có thể nói là có yêu cầu cao nhất trong các vị trí làm việc tại doanh nghiệp mảng Xuất nhập khẩu / Logistics. Thu nhập: 6-10 triệu lương cứng tùy năng lực + % thưởng doanh thu bán hàng + % hoa hồng cước mà Forwarder trích lại do sử dụng dịch vụ của công ty họ.
nhan-vien-kinh-doanh-xuat-khau
Sales Export Staff
Muốn làm Sales Export tốt bạn phải nắm vững mọi kiến thức chuyên môn (thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải, bộ chứng từ, thủ tục hải quan,…) và kỹ năng liên quan (ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán…). Yêu cầu công việc như sau:
  • Tìm kiếm thông tin khách hàng quốc tế => chào bán sản phẩm/dịch vụ;
  • Chốt đơn hàng, làm hợp đồng, theo dõi thủ tục thanh toán quốc tế, triển khai đóng hàng, lên kế hoạch lịch tàu xuất hàng với Forwarder;
  • Xin giá cước vận tải các tuyến bằng cách liên hệ, làm việc với Forwarder / Lines;
  • Thông quan hải quan, nộp thuế, làm chứng từ thu tiền khách hàng, hoàn thuế …
  • Theo dõi tiến độ hàng đi, chăm sóc khách hàng và xem phản hồi chất lượng;
  • Chăm sóc khách hàng cũ; liên tục mở rộng thị trường và phát triển doanh số.
Lưu ý: Việt Nam hiện nay xuất khẩu nhiều nông sản, lâm sản, thủy sản, may mặc, dày da nên có rất nhiều cơ hội việc làm vị trí Sales tại các công ty ngành này.

2. Purchasing Staff – Nhân viên mua hàng nhập khẩu

Bất cứ công ty xuất nhập khẩu nào cũng sẽ có bộ phận thu mua hàng (Purchasing) và nhân viên thu mua (Purchaser / Purchasing Staff) để hỗ trợ công ty mua được nguồn hàng với giá rẻ nhất, chất lượng tốt nhất, cung ứng kịp thời nhất. Thu nhập: 7- 10 triệu lương cứng + % hoa hồng cước mà Forwarder trích lại do sử dụng dịch vụ của công ty họ. Vị trí này thường được các bạn nữ mong muốn ứng tuyển nhất trongn ngành xuất nhập khẩu.
nhan-vien-mua-hang-nhap-khau
Purchasing Staff
Cũng như Sales Export, muốn làm tốt Purchasing bạn phải nắm vững mọi kiến thức chuyên môn (thanh toán quốc tế, giao nhận vận tải, bộ chứng từ, thủ tục hải quan…) và kỹ năng liên quan (ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết phục, đàm phán…). Yêu cầu công việc đối với Purchasing như sau:
  • Tìm kiếm các nhà cung cấp mới, chăm sóc các nhà cung cấp cũ;
  • Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp nước ngoài / trong nước phù hợp nhất để thu mua nguyên liệu, đầu vào cho hoạt động nhập khẩu của công ty;
  • Gặp gỡ, giao dịch với đối tác nhà cung cấp nước ngoài;
  • Thực hiện việc chốt đơn hàng, triển khai kí hợp đồng mua hàng;
  • Thực hiện việc thanh toán quốc tế (T/T hoặc L/C …) cho người xuất khẩu.
  • Giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, giao hàng, thông quan, vận tải, bốc xếp, nhập khẩu và khiếu nại nahf cung cấp khi có phát sinh;
  • Kiểm tra, giám sát công tác bàn giao hàng vật tư, nguyên vật liệu … đã mua với các đơn vị / bộ phận liên quan.
  • Kết hợp với bộ phận Sales nội địa / Bộ phận sản xuất cập nhập tình hình tồn kho để lên kế hoạch thu mua, đặt hàng mới từ nhà cung cấp đúng tiến độ.
Công việc của Purchasing không những cần phải mua hàng hóa với giá rẻ nhất, đạt chất lượng tốt nhất mà còn phải cung ứng kịp thời cho việc sản xuất, kinh doanh của công ty, tránh gây trì truệ quá trình sản xuất, kinh doanh hàng hóa. Vì thế, nhân viên thu mua cần phải nhanh nhẹn, nhạy bén, có khả năng đàm phán tốt, cẩn thận trong soạn thảo chứng từ, có khả năng giải quyết tình huống phát sinh tốt.

3. Documents Staff (Im/Export) – Nhân viên chứng từ Xuất nhập khẩu

Thường các công ty xuất nhập khẩu quy mô nhỏ thì Sales/Purchaser kiêm luôn nhiệm vụ làm chứng từ, tuy nhiên một số công ty lớn (các tập đoàn, hay công ty khu công nghiệp, khu chế xuất) có thể tách riêng vị trí Chứng từ - Docs. Thu nhập: 5-10 triệu lương cứng, tăng dần theo kinh nghiệm và kỹ năng. Yêu cầu công việc đối với Documents Staff tại công ty xuất nhập khẩu như sau:
nhan-vien-chung-tu-xuat-nhap-khau
Documents Staff
  • Hỗ trợ Sales làm chứng từ như Sales Contract, PI, kiểm tra L/C …;
  • Lên kế hoạch book tàu và khai hải quan / nộp thuế, thông quan xuất khẩu;
  • Chuẩn bị bộ chứng từ đòi tiền khách hàng gửi Sales theo T/T hay LC, DP…;
  • Hỗ trợ việc lấy tờ khai, các chứng từ cần thiết khác và làm việc theo yêu cầu của lãnh đạo;
  • Hỗ trợ Purchasing kiểm tra bộ chứng từ nhập khẩu;
  • Lên kế hoạch làm thủ tục hải quan, nộp thuế và phối hợp với Forwarder thông quan lô hàng;
  • Làm việc với Forwarder để sắp xếp việc giải phóng hàng, điều xe nội địa giao hàng về kho (trucking);
  • Theo dõi tiến độ hàng nhập và hỗ trợ Sales nội địa lên công nợ, hóa đơn nội địa, kế hoạch đòi tiền khách hàng.

4. Sales Logistics Staff – Nhân viên kinh doanh cước vận tải

Sales logistics là vị trí chịu áp lực khá lớn, tuyển nhiều nhưng cũng khắc nghiệt và đào thải nhanh, sau 3 tháng nếu không có khách hàng sẽ rất chán nản. Thu nhập: 4-7 triệu lương cứng + % benfit của lô hàng (15-30%). Có những bạn sales logistics lương 7-8tr/tháng, nhưng có những bạn thu hàng 30-50triệu/tháng hoặc hơn.
nhan-vien-kinh-doanh-logistics
Sales Logistics Staff
Tùy công ty mạnh hàng xuất hay hàng nhập mà nhân viên Sales có cách tiếp cận và lọc thông tin khách hàng tiềm năng khác nhau. Yêu cầu công việc đối với Sales logistics như sau:
  • Tìm kiếm khách hàng qua các kênh, đi gặp gỡ, chăm sóc khách hàng;
  • Chào bán cước (freight) và dịch vụ all in (trucking nội địa, hun trùng, kiểm dịch, vệ sinh, thông quan) cho các công ty xuất khẩu (shipper) và nhập khẩu (consignee);
  • Gửi báo giá, chốt để đạt mục tiêu doanh số đề ra;
  • Làm việc với Lines/NVOCC check lịch tàu (frequency), giá cước (freight), phí (charges) và phụ phí (surcharges) để báo khách hàng;
  • Phối hợp với các bộ phận để xứ lý (handle) hàng trôi chảy, xử lý các phát sinh (trouble) nếu có, cập nhập tình trạng lô hàng cho các shipper / consignee.
Nếu bạn làm Sales line (Sales cho hãng tàu thay vì cho công ty Forwarder) thì thường chào bán giá cước và dịch vụ cho Forwarder, cũng có thể chào hàng trực tiếp (direct) cho shipper/consignee nhưng không nhiều.

5. Documents Staff (Forwarder) – Nhân viên chứng từ giao nhận

Khác với công ty xuất nhập khẩu, tại công ty Forwarder bắt buộc phải có nhân viên chứng từ hỗ trợ bộ phận Sales logistics. Thu nhập: 5-8triệu lương cứng, không có % doanh thu, tăng lương theo chính sách của công ty. Yêu cầu công việc đối với Documents Staff tại công ty Forwarder như sau:
nhan-vien-chung-tu-giao-nhan
Documents Staff
  • Làm chứng từ xuất nhập khẩu cho các lô hàng từ Sales logistics;
  • Xử lý chứng từ xuất nhận cho khách nếu khách có nhu cầu như: Invoice, Packing list, C/O, Fumi, Phyto, Certificates khác, giấy phép, kiểm tra chất lượng hay chuyên nghành …;
  • Truyền tờ khai hải quan xuất nhập khẩu cho các lô hàng, sau đó bàn giao cho nhân viên hiện trường – Ops đi thông quan;
  • Làm bill cho các lô hàng, lên Giấy báo nợ (Debit Note) từ hệ thống để gửi Sales;
  • Nhận pre-alert từ Agent/Lines hàng nhập, khai manifest, làm “Thông báo hàng đến (NOA) gửi khách hàng.
Có thể thấy công việc của Docs tại đây cũng khó khăn và phức tạp hơn tại công ty xuất nhập khẩu rất nhiều. Tuy nhiên mà mức độ bị thay thế / đào thải ít hơn giúp cho một Docs có công việc ổn định hơn.

6. Customer Support Staff – Nhân viên hỗ trợ

Đối với một số Forwarder thì Docs thực hiện luôn phần công việc này, đối với một số công ty thì phân biệt Docs riêng, Cus riêng. Thu nhập: 5-8triệu lương cứng, không có % doanh thu, tăng lương theo chính sách của công ty. Yêu cầu công việc đối với Customer Support Staff tại công ty Forwarder như sau:
nhan-vien-cus-xuat-nhap-khau
Customer Support Staff
  • Liên hệ đại lý lines/agent nước ngoài để xin giá tốt nhất;
  • Xin Dem/Det, lấy booking từ lines để gửi Sales hoặc gửi cho direct shipper;
  • Sắp xếp phối hợp cùng điều vận để lên kế hoạch điều xe, đóng cont (trucking);
  • Kiểm tra tiến độ đóng hàng, hạ bãi. Cập nhập tình trạng của các lô hàng xuất/nhập khẩu trên hệ thống và thống báo cho khách hàng;
  • Hỗ trợ Sales / Docs làm chứng từ các lô hàng xuất nhập, check ETA;
  • Hỗ trợ các bộ phận khác, hoặc làm theo yêu cầu.

7. Operation Staff – Nhân viên giao nhận, thông quan

Vị trí Operation Staff này yêu cầu đi lại thường xuyên, là công việc vất vả nhất trong ngành xuất nhập khẩu tuy nhiên yêu cầu công việc không cao như các vị trí khác. Nhìn chung, vị trí giao nhận phù hợp với các bạn nam do cường độ đi lại rất nhiều. Thu nhập dao động 4-8 triệu lương cứng tùy năng lực + tiền làm hàng theo từng lô + tiền làm thêm do chủ hàng hỗ trợ. Yêu cầu công việc đối với Operation Staff như sau:
nhan-vien-ops-logistics
Operation Staff
  • Nhận bộ chứng từ xuất nhập từ Sales / Docs và đi nộp thuế, thông quan hải quan hàng xuất hoặc đi lấy hàng nhập tại chi cục, ICD, cảng, sân bay;
  • Nhận hồ sơ yêu cầu từ Sales/Docs đi làm các chứng từ như C/O, Fumi, Phyto, Giấy phép chứng nhận,... hay đi kiểm hóa, hỗ trợ đi phân tích phân loại;
  • Khai truyền hải quan hoặc hỗ trợ Docs khi cần thiết.
Có thể bạn muốn xem:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người