Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Lệch múi giờ trong giao dịch xuất nhập khẩu

Lệch múi giờ trong giao dịch xuất nhập khẩu    Đối với các bạn chưa vào nghề thì mối lo ngại lớn nhất thường là khả năng giao tiếp và làm việc bằng ngoại ngữ; các bạn thường bị lúng túng khi soạn email hoặc gọi điện trao đổi các điều khoản hợp đồng với đối tác.    Nhưng dần dần, bạn sẽ thấy vấn đề lớn nhất với bất cứ nhân viên Xuất nhập khẩu nào khi phải giao dịch với đối tác chính là Thời gian .    Theo bảng trên, các dòng bị gạch mô tả việc bạn và đối tác không cùng làm việc trong thời điểm và không thể trao đổi thuận tiện các thông tin liên quan đến thương vụ. Ex: Với đối tác ở London, khi bạn làm việc tới 16h00 thì họ mới đang ở thời điểm 9h00. Như vậy, bạn và đối tác London chỉ có tối đa 2 tiếng 30 phút (15h00 – 17h30 giờ VN; 8h00 – 10h30 giờ London) để giao dịch, trừ trường hợp bạn chấp nhập làm thêm giờ.    Bảng tổng kết trên cho thấy thời gian mà bạn và đối tác ở các khu vực có thể làm việc cùng nhau, bạn cần phải chuẩn b...

Chia sẻ các nguồn tìm kiếm đối tác cho Sales và Purchasing

Chia sẻ các nguồn tìm kiếm đối tác cho Sales và Purchasing Alibaba.com Đây là một trong những cổng thông tin web B2B lớn nhất thế giới được thành lập tại Trung Quốc và nhanh chóng đã trở thành sàn giao dịch TMDT hàng đầu nhờ những tính năng cũng như số lượng khách hàng – nhà cung cấp online luôn ở mức cao. Ec21.com Website này là của Hàn Quốc và có thị trường chính ở Trung Quốc. Giao diện khá dễ dàng và tương tự như Alibaba. Tradekey.com Website này có gốc từ Ả Rập và đã nhanh chóng trở thành 1 trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới. Indiamart.com Tạo ra ở Ấn Độ, 70% khách hàng đang ở Indiamart, đó là một nơi tốt để mua bán tại thị trường Ấn Độ. Manta.com Được khởi tạo tại Mỹ, Manta không phải là một thị trường B2B thực sự. Thay vào đó, nó cung cấp hồ sơ công ty cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp. Made-in-china.com Danh mục các nhà sản xuất Trung Quốc và danh mục các sản phẩm là cầu nối giữa các nhà máy, nhà sản xuất, nhà cung cấp và người mua toàn cầu. Tr...

Bí quyết tìm kiếm đối tác trong Xuất nhập khẩu

Bí quyết tìm kiếm đối tác trong Xuất nhập khẩu    Tìm kiếm thị trường xuất khẩu hay tìm kiếm các công ty có nhu cầu nhập khẩu là công việc chủ yếu của Nhân viên Sales xuất khẩu; tìm kiếm nhà cung cấp hay tìm kiếm nguồn hàng là công việc chủ yếu của Nhân viên Purchasing.   Trước tiên để làm tốt công việc bạn cần kiên trì, chăm chỉ và đặc biệt là sự nhạy bén đối với thông tin. Bạn có thể tham khảo các kênh tiếp cận dưới đây hoặc tự nghiên cứu, sáng tạo ra các ý tưởng mới để có thêm nhiều đối tác: 1. Tìm kiếm qua Internet    Đây là cách đầu tiên và đơn giản nhất mà hầu như bất cứ nhân viên xuất nhập khẩu nào và bất cứ công ty xuất khẩu nào cũng sử dụng. Bạn có thể tìm kiếm các đối tác trên các website B2B hoặc tìm kiếm trên các website, diễn đàn của ngành hàng mà bạn quan tâm (ex: web của hiệp hội nhựa, diễn đàn vật liệu xây dựng, …)    Từ các thông tin công ty, bạn có thể search ra website công ty và gửi mail Hỏi hàng / Báo giá cũng như gọ...

Những việc cần chuẩn bị trước khi tìm đối tác nước ngoài

Những việc cần chuẩn bị trước khi tìm đối tác nước ngoài    Tìm kiếm và giao dịch với đối tác là hai việc gắn liền với nhau. Ngay khi tìm thấy thông tin của đối tác tiềm năng là bạn lập tức phải liên hệ để trao đổi về hàng hóa. Do đó ban cần chuẩn bị các công cụ giao dịch một cách chuyên nghiệp để bước đầu có được ấn tượng tốt từ đối tác trước khi tiến hành công việc tìm kiếm. 1. Xây dựng website công ty    Khác với khách trong nước có thể tìm đến công ty bạn để gặp trực tiếp một cách dễ dàng thì các đối tác nước ngoài chỉ có thể biết đến công ty bạn qua internet và website công ty là nơi mà đối tác sẽ truy cập đầu tiên.    Website công ty phải có ít nhất một lựa chọn ngôn ngữ tiếng Anh (trong trường hợp công ty cần tập trung vào các thị trường đặc thù thì có thể có thêm lựa chọn cho ngôn ngữ tương ứng).    Website công ty cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ thông tin về sản phẩm, ứng dụng và các danh bạ liên lạc để khách hàng có thể liên ...

Hướng dẫn tính chi phí giá thành cho lô hàng xuất nhập khẩu

Hướng dẫn tính chi phí giá thành cho lô hàng xuất nhập khẩu 1. Tính giá cho lô hàng xuất khẩu Công thức này giúp bạn tính ra giá bán cuối cùng cho lô hàng xuất khẩu để bạn Báo giá cho đối tác tiềm năng: INV = C+ f1 + X + F + I + N +VAT + f2 + K Trong đó: - INV : Giá trị Invoice (là doanh thu mong muốn của người xuất khẩu) - C : Giá vốn hàng hóa sau khi sản xuất (giá trị hàng đặt tại kho của người xuất khẩu) - f1 : các chi phí phát sinh tại nội địa nước xuất khẩu (f1 = 0 nếu bán theo ExW) - X: thuế xuất khẩu (X=0 nếu bán theo điều kiện ExW) - F : cước vận tải quốc tế (nếu bên bán thuê vận tải) - I : phí bảo hiểm (nếu bên bán mua bảo hiểm) - N : thuế nhập khẩu (nếu bán theo điều kiện DDP) - VAT : thuế giá trị gia tăng (nếu bán theo điều kiện DDP) - f2 : các chi phí phát sinh tại nội địa nước nhập khẩu (nếu bán theo điều kiên DAP, DDP) - K : các khoản khác như lãi vay, lãi dự tính, phí ngân hàng 2. Tính giá cho lô hàng nhập khẩu Công thức này giúp bạn...

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nướ...

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010    Khi thực hiện một thương vụ Xuất nhập khẩu thì trách nhiệm lớn nhất của người bán là Giao hàng và hàng hóa thường phải trải qua một chặng đường dài đi từ kho của người bán đến kho của người mua như sau: - Chặng 1: Kho người bán – Cửa khẩu nước xuất khẩu - Chặng 2: Cửa khẩu nước xuất khẩu – Cửa khẩu nước nhập khẩu - Chặng 3: Cửa khẩu nước nhập khẩu – Kho người mua    Trên suốt hành trình dài qua 3 chặng đó hàng hóa phải chịu các Chi phí và Rủi ro phát sinh, trong đó các chi phí cơ bản như sau: Trong đó: f1 : Chi phí nội địa nước xuất khẩu là toàn bộ chi phí phát sinh ở Chặng 1 trên lãnh thổ nước xuất khẩu (ví dụ: phí bốc hàng lên xe chở ra cảng, phí lưu kho tại cảng khi hàng lên tàu muộn,…) X : Các loại thuế xuất khẩu là thuế phát sinh khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất (xét đến cả thuế Tài nguyên) F : Chi phí vận tải quốc tế là tiền cước phát sinh ở Chặng 2 khi hàng đi từ nước xuất khẩu đến nước n...