Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không - Airway Bill

AWB (Airway Bill) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không Vận đơn hàng không (Air Way Bill – AWB) là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do người gửi hàng lập và được ký bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ xác nhận việc nhận hàng để chở hàng bằng máy bay. AWB được phát hành theo bộ (liên). Một bộ vận đơn hàng không gồm 3 bản gốc (Original) và từ 6 đến 11 bản sao (đánh số copy 4, copy 5 … copy 11). Các bản gốc khác bản sao ở chỗ: bản gốc được in theo các màu khác nhau và in cả hai mặt, còn bản sao được in trên nền trắng, mặt sau để trống. 1. Chức của AWB Khác với vận đơn đường biển, Airway Bill không có khả năng lưu thông, tức là không thể mua bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng thi không cần xuất trình bản gốc Airway Bill (chỉ cần có Giấy báo hàng đến và Giấy giới thiệu). AWB có các chức năng sau đây: (1) Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không; (2) Là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng ...

Phân biệt Shipper và Seller

Phân biệt Shipper và Seller Shipper xét trong hoạt động Xuất nhập khẩu nghĩa là người gửi hàng (người xuất khẩu hoặc người được xuất khẩu chỉ định giao hàng cho người mua). Thông thường trong một thường vụ Xuất nhập khẩu có người bán và người mua, tuy nhiên xét trên các nghiệp vụ khác nhau thì người bán và người mua được gọi tên bằng các thuật ngữ rất khác nhau dễ gây hiểu lầm. - Nghiệp vụ mua bán: có Người bán (Seller / Exporter) và Người mua (Buyer/Importer) - Nghiệp vụ thanh toán: có Người thụ hưởng (Beneficiary) Người trả tiền (Remitter) - Nghiệp vụ vân tải: có Người gửi hàng (Shipper) và Người nhận hàng (Consignee) Sở dĩ phát sinh các thuật ngữ khác nhau vì trên thực tế không phải lúc nào cũng chỉ có hai bên mà đối khi có đến ba bên hoặc bốn bên cùng tham gia trong việc mua bán một lô hàng. VD: Công ty A tại Việt Nam ký hợp đồng số 1 xuất khẩu gạo cho công ty B ở Mỹ. Tuy nhiên công ty B không đưa số gạo này về Mỹ mà đưa thẳng từ Việt Nam đến thị trường tiêu thụ ở Ấ...

Lựa chọn phương thức vận tải quốc tế

Lựa chọn phương thức vận tải quốc tế như thế nào?    Tất cả các phương thức vận tải đều có thể tham gia chuyên chở hàng hóa Xuất nhập khẩu. Việc lựa chọn phương thức nào để vận chuyển phụ thuộc vào yếu tố như: loại hàng, cự ly vận chuyển, loại bao bì, yêu cầu của khách hàng,…    Trong thực tế các công ty xuất nhập khẩu thường xem xét 3 phương thức vận tải: đi biển, đi hàng không, đi chuyên phát nhanh cùng với việc cân đối giữa CHI PHÍ và THỜI GIAN để đưa ra quyết định sẽ lựa chọn phương thức vận tải nào. (1) Khối lượng / Trọng lượng – Weight - Lô hàng trên 100kg nên xem xét việc vận tải bằng đường biển; - Lô hàng từ 45kg đến 100kgs nên xem xét việc vận tải bằng đường hàng không; - Lô hàng dưới 45kg nên xem xét việc vận tải bằng dịch vụ chuyển phát nhanh (một hình thức đặc biệt của vận tải hàng không). (2) Chi phí vận tải – Cost - Đi biển: rẻ - Đi hàng không: đắt - Đi chuyển phát nhanh: rất đắt (3) Thời gian vận tải – Time ...

Tìm hiểu về vận tải chuyển phát nhanh

Tìm hiểu về vận tải chuyển phát nhanh - Express courier     Thông thường 1 lô hàng được vận chuyển từ kho của người bán đến kho của người mua qua 3 chặng và có 3 đơn vị tham gia giao nhận, vận tải. Tuy nhiên đối với những lô hàng kích thước, khối lượng nhỏ nhưng giá trị tương đối cao thì các công ty thường sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh hàng không quốc tế (Express courier) do khả năng vận chuyển nhanh và tính an toàn cao.    Về bản chất vận tải thì Chuyển phát nhanh chỉ là một hình thức đặc biệt của vận tải hàng không. Do đó các tính chất và nghiệp vụ đều giống vận tải hàng không (Vận đơn được phát hành cũng là Airway bill). Tuy nhiên vận tải chuyển phát nhanh cũng có đặc thù riêng cho phép người trong nghề Xuất nhập khẩu xem xét nó như 1 phương thức vận tải độc lập đó là: bên bán hoặc bên mua chỉ cần sử dụng một công ty dịch vụ duy nhất thực hiện dịch vụ vận tải Door to Door (từ cửa kho người bán đến cửa kho người mua) mà không cần có sự tham g...

Tại sao cần Forwarder trong vận tải quốc tế?

Tại sao cần Forwarder trong vận tải quốc tế? Forwarder là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở mà bản thân người giao nhận không phải là người vận tải, người giao nhận cũng đảm bảo thực hiện mọi công việc liên quan đến giao nhận như bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan,… Trong thực tế khi hàng di chuyển từ kho người bán đến kho người mua, về cơ bản người bán hay người mua sẽ thực hiện các trách nhiệm của mình theo sự phân chia của Incoterms. Tuy nhiên, người bán và người mua thường không đủ khả năng hoặc kinh nghiệm để thực hiện hiệu quả tất cả các công việc. Do đó, hầu như công ty xuất nhập khẩu nào cũng thuê cho mình 1 công ty giao nhận (Forwarder) để thay mình thực hiện một số công việc như: thuê tàu, xin C/O, khai hải quan, làm thủ tục kiểm dịch, … Người giao nhận (Forwarder – FWD) thường xuyên thực hiện vận tải nội địa, thuê vận tải quốc tế và làm thủ tuc hải quan cho các lô hàng xuất nhập khẩu. Như vậy có thể xuất hiện 2 người giao nhận: một người ...

Tải file soạn thảo nhanh và quản lý bộ chứng từ xuất nhập khẩu

Tải file soạn thảo nhanh và quản lý bộ chứng từ xuất nhập khẩu    Đa số các bạn khi mới vào nghề đều nhầm tưởng sử dụng Word để soạn thảo chứng từ và mỗi chứng từ là 1 file riêng biệt. Tôi khuyên bạn nên sử dụng Excel trong mọi trường hợp sẽ giúp bạn soạn thảo chứng từ rất nhanh chóng, fomat chuyên nghiệp và quản lý file rất dễ dàng.    File gồm 1 sheet “Nhập thông tin” để bạn nhập liệu mọi thông tin liên quan đến lô hàng, ngay lập tức thông tin sẽ được link tới 05 bộ chứng từ được thiết kế sẵn. Tải tại đây .    Trong thời gian đầu bạn có thể sử dụng file này để thực hành việc soạn thảo chứng từ. Mục đích là bạn làm quen tốt với cách thao tác trên file để có thể soạn 1 bộ chứng từ trong thời gian nhanh nhất và nội dung chứng từ chính xác nhất.

Các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu

Các điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu    Nội dung của hợp đồng cụ thể tất nhiên sẽ có sự thay đổi linh hoat để phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên nhưng những điều khoản cơ bản dưới đây là bắt buộc phải xem xét đến trong quá trình đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Nếu thiếu 1 trong 6 điều khoản đầu tiên này thì hợp đồng bị coi là bất hợp lệ và không có giá trị thực hiện trong thực tế 1. Commodity name – Tên hàng Đây là điều khoản nói lên đối tượng của hợp đồng, cần diễn thật chính xác và ngắn gọn bằng cách kết hợp các nội dung sau (nếu có): - Item/name: tên hàng - Model: số hiệu - Descriptions: mô tả hàng hóa 2. Quality – Chất lượng Đây là điều khoản nói lên mặt chất của hàng hóa như về tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất,… nó làm rõ và bổ sung thêm điều khoản Tên hàng. Tùy vào từng loại hàng hóa khách nhau người ta sử dụng các cách sau đây để mô tả chất lượng hàng hóa: - Samples: mẫu - Brand: thương hiệu - Standard: tiêu chuẩn ...