Chuyển đến nội dung chính

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không - Airway Bill

AWB (Airway Bill) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không


Vận đơn hàng không (Air Way Bill – AWB) là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường hàng không do người gửi hàng lập và được ký bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ xác nhận việc nhận hàng để chở hàng bằng máy bay.

AWB được phát hành theo bộ (liên). Một bộ vận đơn hàng không gồm 3 bản gốc (Original) và từ 6 đến 11 bản sao (đánh số copy 4, copy 5 … copy 11). Các bản gốc khác bản sao ở chỗ: bản gốc được in theo các màu khác nhau và in cả hai mặt, còn bản sao được in trên nền trắng, mặt sau để trống.

1. Chức của AWB

Khác với vận đơn đường biển, Airway Bill không có khả năng lưu thông, tức là không thể mua bán, chuyển nhượng và khi nhận hàng thi không cần xuất trình bản gốc Airway Bill (chỉ cần có Giấy báo hàng đến và Giấy giới thiệu). AWB có các chức năng sau đây:
(1) Là bằng chứng về việc nhận hàng để chở của hãng hàng không;
(2) Là một bằng chứng của một hợp đồng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không;
(3) Là hóa đơn thanh toán cước phí;
(4) Là chứng từ bảo hiểm.

Nguyên nhân của việc AWB không có chứng năng sở hữu hàng hóa (không có khả năng lưu thông là do tốc độ vận tải hàng không rất cao, hành trình của máy bay thường kết thúc và hàng hóa được giao ở nơi đến một khoảng thời gian dài trước khi có thể gửi chứng từ hàng không từ người xuất khẩu qua ngân hàng của họ tới ngân hàng của người nhập khẩu để rồi ngân hàng của người nhập khẩu gửi cho người nhập khẩu.

2. Quy trình phát hành và sử dụng AWB

(1) Bản gốc 1 (Original 1) màu xanh lá cây – giao cho người chuyên chở (có chữ ký của người gửi hàng)
(2) Bản gốc 2 (Original 2) màu hồng – gửi cùng hàng hóa đến nơi đến cho người nhận (có chữ ký của người gửi hàng và người chuyên chở)
(3) Bản gốc 3 (Original 3) màu xanh da trời – giao cho người gửi hàng (có chữ ký của người chuyên chở)
(4) Bản copy 4 màu vàng – làm biên lai giao hàng ở nơi đến
(5) Bản copy 5 – cho sân bay đến
(6) Bản copy 6 – cho người chuyên chở thứ 3
(7) Bản copy 7 – cho người chuyên chở thứ 2
(8) Bản copy 8 – cho người chuyên chở thứ 1
(9) Bản copy 9 – cho đại lý
(10) Bản copy 10 và 11 – phụ thêm cho người chuyên chở
(11) Bản copy 12 – cho Hải quan

3. Nội dung chính của AWB

Mặt trước:
Gồm các ô để trống để người gửi hàng và người chuyên chở điền vào các thông tin cần thiết như:
(1) Số AWB, tên người chuyên chở (AWB NO., AIRLINES)
(2) Người gửi hàng (SHIPPER)
(3) Người nhận hàng (CONSIGNEE)
(4) Đại lý của người chuyên chở phát hành vận đơn (AGENT)
(5) Sân bay đi (AIRPORT OF DEPARTURE)
(6) Sân bay đến (AIRPORT OF DESTINATION)
(7) Số chuyên bay, ngày tháng … (FLIGHT NO., DATE)
(8) Tên hàng, trọng lượng, thể tích, kích thước … (DESCRIPTIONS, WEIGHT, VOLUME, DIMETION …)
(9) Mức cước và các chi phí khác, phương thức thanh toán … (RATE, CHARGES)
(10) Chữ ký của người gửi hàng hay đại lý (SIGNATURE)

Mặt sau:
Gồm hai mục lớn: Thông báo về giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở và điều kiên của hợp đồng, gồm các nội dung chủ yếu như: giới hạn trách nhiệm hiện hành của người chuyên chở, các định nghĩa, nguồn luật điều chỉnh, nghĩa vụ của người chuyên chở, quy định việc áp dụng biểu cước, việc báo tin hàng đến và giao hàng, thông tin báo tổn thất và khiếu nại với người chuyên chở …

Có thể bạn muốn xem:
MSDS là gì? Cách sử dụng
D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng?
Tác dụng của giấy báo nhận hàng – Arrival Notice 
Cách thức gửi hàng bằng container – LCL, FCL 
Seaway Bill & Express Bill – Không phải là vận đơn
Vận đơn Surrendered B/L & Telex release
Mua bán ba bên và quy trình thay đổi vận đơn - Switch B/L
House Bill, Master Bill – Vận đơn nhà, Vận đơn chủ
Endorse là gì? Ký hậu chuyển nhượng B/L như thế nào?
Các trường hợp sử dụng B/L theo lệnh
Phân loại và nhận biết các loại B/L
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)
Phân biệt Shipper và Seller
Lựa chọn phương thức vận tải quốc tế
Tìm hiểu về vận tải chuyển phát nhanh
Tại sao cần Forwarder trong vận tải quốc tế?
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người