Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010    Khi thực hiện một thương vụ Xuất nhập khẩu thì trách nhiệm lớn nhất của người bán là Giao hàng và hàng hóa thường phải trải qua một chặng đường dài đi từ kho của người bán đến kho của người mua như sau: - Chặng 1: Kho người bán – Cửa khẩu nước xuất khẩu - Chặng 2: Cửa khẩu nước xuất khẩu – Cửa khẩu nước nhập khẩu - Chặng 3: Cửa khẩu nước nhập khẩu – Kho người mua    Trên suốt hành trình dài qua 3 chặng đó hàng hóa phải chịu các Chi phí và Rủi ro phát sinh, trong đó các chi phí cơ bản như sau: Trong đó: f1 : Chi phí nội địa nước xuất khẩu là toàn bộ chi phí phát sinh ở Chặng 1 trên lãnh thổ nước xuất khẩu (ví dụ: phí bốc hàng lên xe chở ra cảng, phí lưu kho tại cảng khi hàng lên tàu muộn,…) X : Các loại thuế xuất khẩu là thuế phát sinh khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất (xét đến cả thuế Tài nguyên) F : Chi phí vận tải quốc tế là tiền cước phát sinh ở Chặng 2 khi hàng đi từ nước xuất khẩu đến nước n...

Các nhóm điều kiện trong Incoterms 2010

Các nhóm điều kiện trong Incoterms 2010 (1) Nhóm E: Nơi đi (ExW) Người bán đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người mua ngay tại xưởng của người bán. (2) Nhóm F: Phí vận chuyển chưa trả (FCA, FAS, FOB) Người bán được yêu cầu giao hàng hóa cho một người chuyên chở do người mua chỉ định (trên lãnh thổ nước xuất khẩu). (3) Nhóm C: Phí vận chuyển đã trả (CFR, CIF, CPT, CIP) Người bán phải ký hợp đồng vận tải, nhưng không chịu rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hóa hoặc các chi phí phát sinh xảy ra sau khi đã giao hàng. (4) Nhóm D: Nơi đến (DAT, DAP, DDP) Người bán phải chịu mọi chi phí cần thiết để đưa hàng tới nơi đến (trên lãnh thổ nước nhập khẩu). Có thể bạn muốn xem: Hướng dẫn tính chi phí giá thành cho lô hàng xuất nhập khẩu Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng Nội dung các điều kiện Incoterms 2010 Bản chất và mục đích của Incoterms ------------------------------------------------------------------------------------------------------ ...

Bảng theo dõi Hợp đồng xuất nhập khẩu

Bảng theo dõi Hợp đồng xuất nhập khẩu Bảng theo dõi diễn biến thương vụ Xuất nhập khẩu là file gần như quan trọng nhất đối với Sales xuất khẩu và Purchasing nhập khẩu. Trong quá trình làm việc hầu như file này luôn luôn được Open để nhân viên theo dõi diễn biến đối với các thương vụ mình phụ trách, qua đó quyết định các công việc tiếp theo cần phải làm và báo cáo thông tin liên quan đến cấp trên hoặc các bộ phận khác trong công ty. Tải tại đây Có thể bạn muốn xem: Sơ đồ quy trình Xuất nhập khẩu chi tiết Giai đoạn sau giao hàng  Giai đoạn trước giao hàng Giai đoạn đầu tiên để Xuất Nhập Khẩu một lô hàng ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đạt XNK - Forwarder Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype) Email: datvt@hanotrans.com.vn Website: www.datxnk.com

Bản chất và mục đích của Incoterms

Bản chất và mục đích của Incoterms    Incoterms ( In ternational Co mmercial Terms ) là các điều kiện thương mại quốc tế Phòng Thương mại Quốc tế (International Commercial Chamber – ICC) phát hành.    Vấn đề cơ bản mà Incoterms giải quyết là quy định trong từng thương vụ, mỗi Chi phí phát sinh và mỗi Rủi ro với lô hàng thì thuộc trách nhiệm của người bán hay người mua.    Mục đích của Incoterms là quy định trách nhiệm giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu: - Xác định 1 địa điểm trong hành trình vận tải hàng hóa, tại đó phân chia Chi phí giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu (Địa điểm chỉ định – Named place) - Xác định 1 địa điểm trong hành trình vận tải hàng hóa, tại đó Rủi ro về hàng hóa được chuyển giao từ người xuất khẩu sang người nhập khẩu (Địa điểm giao hàng – Delivery point)    Khi nhìn vào điều kiện Incoterms ngay lập tức chúng ta xác định được bên nào phải trả thuế xuất khẩu, bên nào phải trả cước vận tải, bên...

Sơ đồ quy trình Xuất nhập khẩu chi tiết

Sơ đồ quy trình Xuất nhập khẩu chi tiết Có thể bạn muốn xem: Bảng theo dõi Hợp đồng xuất nhập khẩu Giai đoạn sau giao hàng  Giai đoạn trước giao hàng Giai đoạn đầu tiên để Xuất Nhập Khẩu một lô hàng ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Đạt XNK - Forwarder Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype) Email: datvt@hanotrans.com.vn Website: www.datxnk.com

Giai đoạn sau giao hàng

Giai đoạn sau giao hàng 9. Chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu Bộ chứng từ được bên bán sử dụng để làm thủ tục hải quan xuất khẩu và gửi cho bên mua để họ sử dụng làm thủ tục hải quan nhập khẩu. Ngoài ra bộ chứng từ còn sử dụng vào các nghiệp vụ xin cấp C/O, xin giấy phép, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng,… nếu phát sinh các nghiệp vụ này đối với lô hàng. Bên bán thường phải chuẩn bị bộ chứng từ theo yêu cầu bên mua (ngoài các chứng từ bắt buộc thì có những chứng từ chỉ phát hành khi có yêu cầu). Đặc biệt nếu thương vụ sử dụng L/C thì bên bán phải bám sát các yêu cầu về chứng từ trong nội dung L/C để đảm bảo được thanh toán. Thông thường sau khi giao hàng bên bán gửi bộ chứng từ cho bên mua, việc gửi chứng từ này thường được các công ty sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế để đảm bảo an toàn thông tin. Có thể gửi trực tiếp từ bên bán đến bên mua (nếu thanh toán bằng T/T) hoặc thông qua ngân hàng phát hành (nếu thanh toán bằng L/C). Thật ra không phải đến tận thời điểm ...

Giai đoạn trước giao hàng

Giai đoạn trước giao hàng 5. Thủ tục thanh toán trước Ngay sau khi ký hợp đồng, tùy vào phương thức thanh toán mà bên mua sẽ phải thực hiện chuyển tiền (thường là tạm ứng một phần giá trị hợp đồng) hoặc mở Thư tín dụng cho bên bán hoặc kết hợp cả hai phương thức thanh toán này. Cũng có những trường hợp việc chuyển tiền hoặc mở L/C được cho phép thực hiện vào thời điểm ngay trước khi giao hàng. Bên mua cân nhắc thời gian chuyển tiền hoặc mở L/C để đảm bảo không ảnh hưởng tới thời gian giao hàng. 6. Thuê vận tải + Mua bảo hiểm Tùy vào điều kiện Incoterms mà bên bán hoặc bên mua sẽ chịu trách nhiệm thuê vận tải cho lô hàng. Theo số lượng, khối lượng, thể tích và đặc tính hàng hóa mà có thể cân nhắc các phương thức vận tải bằng đường biển, đường hàng không,… Đôi khi do tình huống cấp bách bên mua không kịp thuê vận tải thì có thể nhờ bên bán thuê giúp (vì bên bán thường xuyên xuất khẩu nên có những hãng vận tải quen thuộc) trong khi bên mua vẫn là người trả cước phí vận tải...