Thủ tục xuất khẩu trái cây
Trái cây là nhóm hàng được nhà nước Việt Nam khuyến khích xuất khẩu. Do đó, thủ tục xuất khẩu trái cây khá đơn giản.Xác định mã HS code trái cây cụ thể
Trái cây có nhiều loại khác nhau do đó tùy từng loại sẽ được phân loại vào mã HS code khác nhau. Để xác định đúng chính sách, thủ tục xuất khẩu nông sản, đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác HS code của mặt hàng.Bạn có thể tham khảo mã HS nằm ở Chương 08: Quả và quả hạch ăn được, vỏ cam thuộc chi cam quýt hoặc các loại dưa.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế xuất khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế xuất khẩu tại thời điểm xuất khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa xuất khẩu.
Kiểm tra loại trái cây đó ở Việt Nam có được phép xuất khẩu sang nước nhập khẩu hay không
Điều này là rất quan trọng, bạn cần kiểm tra kỹ với người nhập khẩu để xem loại trái đó ở Việt Nam có được phép nhập khẩu vào nước họ hay không. Nguồn gốc của trái cây phải được chứng nhận ở mã vườn trồng quy định.Thủ tục hải quan xuất khẩu trái cây
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
Lưu ý:
- Khi làm thủ tục thông quan, cơ quan hải quan có thể yêu cầu doanh nghiệp xuất trình các chứng từ chứng minh nguồn gốc của lô hàng xuất khẩu.
- Các chứng từ khác có thể người nhập khẩu yêu cầu:
- Hun trùng (Fumigation certificate)
- Kiểm dịch (Phytosanitary certificate)
- Certificate of Health
- Certificate of Quality/Quantity
- Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin - C/O)
Một số lưu ý:
- Để đảm bảo khâu xuất khẩu thông suốt cũng như để quá trình vận chuyển được thuận lợi, không bị nhầm lẫn hàng, khi xuất khẩu hàng hóa (kể cả trong trường hợp người nhập khẩu không có yêu cầu về shipping mark), quý Công ty vẫn nên có shipping mark dán bên ngoài các kiện hàng. Nội dung shipping mark thông thường gồm những nội dung sau:- Tên hàng bằng tiếng Anh
- Tên đơn bị sản xuất/xuất khẩu
- Tên đơn vị nhập khẩu
- MADE IN VIETNAM (trong một số trường hợp, nếu không có thông tin này trên hàng, hải quan hiện trường có thể dừng không cho hàng đi khi tiến hành kiểm hóa)
- Số thứ tự kiện/tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/invoice trên shipping mark
- Lưu ý về sắp xếp, vận chuyển hàng hóa (nếu có): vd: cần đặt theo chiều thẳng đứng, hàng dễ vỡ v.v
- Nhiệt độ và cách bảo quản, đóng hàng
- Chất lượng của loại trái cây đó
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com
Nhận xét
Đăng nhận xét