Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế

Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế


Để nhập khẩu thiết bị y tế vào Việt Nam, doanh nghiệp cần phải xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế của Vụ Trang thiết bị và công trình y tế - Bộ y tế.
thu-tuc-nhap-khau-thiet-bi-y-te
Thiết bị y tế

Các bước xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế

Bước 1: Gửi hồ sơ xin nhập khẩu trang thiết bị y tế (TTBYT) về Vụ Trang thiết bị và công trình y tế (TTB-CTYT)
Bước 2: Vụ Trang thiết bị và công trình y tế sẽ kiểm tra hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ, Vụ tổng hợp, trình hội đồng thẩm định xem xét và lập thành biên bản thẩm định trình lãnh đạo Bộ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Vụ sẽ gửi văn bản cho doanh nghiệp bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.
Bước 3: Cấp giấy phép nhập khẩu cho doanh nghiệp.

Lưu ý:
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế hợp lệ gồm:
  • Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu: do người đứng đầu chịu trách nhiệm trước pháp luật ký xác nhận, đóng dấu hoặc người được ủy quyền hợp pháp.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực) đối với doanh nghiệp lần đầu tiên xin giấy phép nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực của hãng, nước sản xuất đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu.
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu (CFS – Certificate of  Free Sale) tại nước sản xuất, hoặc Chứng nhận cho phép lưu hành của tổ chức FDA – Mỹ, hoặc Chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu (CE Mark Certificate) hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực tại Việt Nam hoặc Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Đại sứ quán Việt Nam tại nước sản xuất).
  • Giấy ủy quyền của hãng sản xuất hoặc nhà phân phối hợp pháp cho đơn vị nhập khẩu, phân phối sản phẩm trang thiết bị y tế tại Việt Nam hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực tại Việt Nam hoặc Chứng nhận hợp pháp hóa lãnh sự sự tại cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Đại sứ quán Viêt Nam tại nước sản xuất).
  • Bản mô tả sản phẩm (catalogue) trang thiết bị y tế nhập khẩu (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của đơn vị nhập khẩu).
  • Tài liệu kỹ thuật mô tả sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt.
  • Kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng của TTBYT xin nhập khẩu.

Mã HS code của Thiết bị y tế

Định nghĩa thiết bị y tế: Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hóa chất chẩn đoán in-vitro, phần mềm được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu để phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau:
  • Chẩn đoán, ngăn ngừa, theo dõi, điều trị và làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương
  • Kiểm tra, thay thế, điều chỉnh hoặc hỗ trợ giải phẫu và quá trình sinh lý
  • Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống
  • Kiểm soát sự thụ thai
  • Khử trùng trang thiết bị y tế (không bao gồm hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế)
  • Sử dụng cho thiết bị y tế
  • Vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế
  • Hóa chất chẩn đoán in-vitro bao gồm chất thử, hóa chất chẩn đoán, dung dịch rửa được dùng cho thiết bị y tế (không bao gồm sinh phẩm chẩn đoán in-vitro).
Thiết bị y tế có nhiều loại khác nhau cả về hình thức, tính chất, chất liệu, công dụng vì thế thiết bị y tế sẽ có mã HS code rất đa dạng. Để xác định đúng chính sách, thủ tục xuất khẩu khẩu trang, đầu tiên bạn cần phải xác định chính xác HS code của mặt hàng (Tham khảo trong Biểu thuế xuất khẩu nhập khẩu tổng hợp mới nhất).

Thuế VAT của thiết bị y tế là 5% – 10%. Khi nhập khẩu thiết bị y tế, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).

Hồ sơ hải quan nhập khẩu thiết bị y tế

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế ISO 13485 hoặc ISO 9001 hợp lệ và thời hạn còn hiệu lực của hãng, nước sản xuất đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu CFS
  • Bản mô tả sản phẩm catalogue
  • Tài liệu kỹ thuật mô tả sản phẩm trang thiết bị y tế nhập khẩu bằng tiếng Việt
  • Kết quả đánh giá thử nghiệm lâm sàng của TTBYT xin nhập khẩu
  • Giấy phân loại
  • Số phiếu tiếp nhận hồ sơ ( loại A) hoặc số giấy chứng nhận đăng ký lưu hành ( B,C,D)

Những điểm cần lưu ý về nhãn mác thiết bị y tế

- Cần phải có nhãn mác khi hàng cập cảng Việt Nam

Khi làm việc với người bán hàng (shipper), cần hướng dẫn họ không được quên dán/đóng nhãn mác lên hàng trước khi vận chuyển về Việt Nam. Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Model, mã hàng hóa (nếu có)
  • Ngoài ra, với một số mặt hàng đặc biệt có những quy định các nội dung tối thiểu khác. Tham khảo tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.

- Đảm bảo nhãn mác phù hợp quy định trước khi đưa hàng ra lưu thông

Sau khi nhập khẩu hàng hóa, trước khi đưa hàng ra lưu thông, cần kiểm tra nếu nhãn gốc của nhà sản xuất chưa phù hợp quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì phải thực hiện dãn nhãn phụ, Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người