Thủ tục nhập khẩu sơn tường
Theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo thông tư số 10/2017/TT-BXD của Bộ Xây Dựng thì sơn tường dạng nhũ tương là sản phẩm phải đăng ký chứng nhận hợp quy khi làm thủ tục nhập khẩu.Sơn nhũ tương |
Mã HS code của sơn tường
- Mã HS code các loại sơn tường, doanh nghiệp tham khảo nhóm 3209.
- Mã HS code sơn tường dạng nhũ tương có thể tham khảo 3209.10.90
- Sơn tường dạng nhũ tương có thuế nhập khẩu ưu đãi 20%, thuế VAT 10%.
Quy trình thủ tục nhập khẩu sơn tường
Bước 1: Nhập hàng về tới cảngBước 2: Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng lên Cục quản lý tương ứng, Nộp đăng ký chứng nhận hợp quy cho tổ chức chứng nhận và kiểm định
Bước 4: Nhận giấy kiểm tra hàng nhập khẩu để thông quan hàng hóa: Sau khi Cục quản lý đánh giá xong hồ sơ đăng ký kiểm tra, Cục đó sẽ cấp Thông báo kết quả kiểm tra cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp mang kết quả thông báo nộp cho Hải quan để thông quan hàng hóa (giải tỏa hàng). Sau đó tổ chức chứng nhận hợp quy sẽ thực hiện đánh giá chứng nhận hợp quy lô hàng.
Bước 5: Hoàn thành thủ tục nhập khẩu: Sau khi tổ chức cấp giấy chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận hợp quy cho Cục quản lý để hoàn thiện thủ tục Kiểm tra và chứng nhận hợp quy.
Hồ sơ Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hợp đồng (Contract)
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng (CQ)
- Hồ sơ kỹ thuật (bắt buộc đối với thiết bị máy móc)
- Test Report (bắt buộc)
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (nếu có)
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có)
- Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa (nếu có)
- Giấy Chứng nhận lưu hành tự do CFS (nếu có)
- Giấy chứng nhận hợp quy (dùng để làm thủ tục kiểm tra hàng nhập khẩu)
Hồ sơ làm thủ tục hải quan nhập khẩu sơn tường
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận đơn (Bill of Lading)
- Hóa đơn cước biển
- Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy và kiểm tra chất lượng
- Mẫu công văn 09 đem hàng về kho bảo quản
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O-Certificate of Origin) (nếu có)
Những điểm cần lưu ý về nhãn mác
- Cần phải có nhãn mác khi hàng cập cảng Việt NamKhi làm việc với người bán hàng (shipper), cần hướng dẫn họ không được quên dán/đóng nhãn mác lên hàng trước khi vận chuyển về Việt Nam. Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
- Xuất xứ hàng hóa
- Model, mã hàng hóa (nếu có)
- Ngoài ra, với một số mặt hàng đặc biệt có những quy định các nội dung tối thiểu khác. Tham khảo tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
Sau khi nhập khẩu hàng hóa, trước khi đưa hàng ra lưu thông, cần kiểm tra nếu nhãn gốc của nhà sản xuất chưa phù hợp quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì phải thực hiện dãn nhãn phụ, Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
- Tên hàng hóa
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
- Xuất xứ hàng hóa
- Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com
Nhận xét
Đăng nhận xét