Chuyển đến nội dung chính

Thủ tục nhập khẩu giày, ủng bảo hộ lao động

Thủ tục nhập khẩu giày, ủng bảo hộ lao động


Giày, ủng bảo hộ lao động thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Căn cứ Thông tư số 22/2018/TT-BLĐTBXH, khi nhập khẩu giày, ủng bảo hộ lao động doanh nghiệp cần kiểm tra nhà nước về chất lượng sau khi thông quan. Sau đây Đạt XNK xin tư vấn quy trình, thủ tục.
thu-tuc-nhap-khau-giay-ung-bao-ho-lao-dong
Giày bảo hộ lao động

Quy trình thủ tục nhập khẩu giày, ủng dùng cho bảo hộ lao động

Bước 1: Nhập hàng về cảng
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng tại các chi cục an toàn lao động và đăng ký giám định
Bước 3: Mở tờ khai, trong đó nộp giấy đăng ký cho cơ quan hải quan để giải phóng hàng
Bước 4: Làm việc với bên giám định để lấy mẫu và lấy kết quả kiểm tra nộp lại cho cục an toàn
Bước 5: Nhận giấy thông báo kiểm tra chất lượng đã ĐẠT và giấy chứng nhập Hợp quy để thông quan hàng.

Bộ hồ sơ kiểm tra chất lượng theo Nghị định 74/2018/NĐ-CP:
  • Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Vận đơn (Bill)
  • Chứng nhận chất lượng (CQ)
  • Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O)
  • Hồ sơ kỹ thuật (đối với thiết bị máy móc)
  • Test report
  • Giấy chứng nhận hợp quy
  • Các chứng từ khác

Mã HS code của giày, ủng dùng cho bảo hộ lao động

Các mã HS được áp dụng chủ yếu thuộc phân nhóm 6401, 6402 và 6403. Trước khi tiến hành làm thủ tục nhập khẩu, bạn nên kiểm tra và chắc chắn hàng hóa của mình đang có mã HS là bao nhiêu để đảm bảo chuẩn bị giấy tờ, thủ tục đúng quy định của nhà nước.
  • Phân nhóm 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
  • Phân nhóm 6402: Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic.
  • Phân nhóm 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu giày, ủng dùng cho bảo hộ lao động

  • Tờ khai hải quan xuất khẩu
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
  • Phiếu đóng gói (Packing List)
  • Hợp đồng mua bán (Sales Contract)
  • Kết quả kiểm tra chất lượng

Thuế nhập khẩu Giày bảo hộ lao động

Hiện tại, với mặt hàng này khi nhập khẩu sẽ chịu 2 loại thuế chính:
  • Thuế VAT của giày, ủng bảo hộ lao động là 10%.
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của giày, ủng bảo hộ lao động hiện hành là 0% -30% tùy HS code cụ thể.
Tùy vào giấy chứng nhập nguồn gốc hàng hóa C/O mà Doanh nghiệp hoặc cá nhân xin được từ phía đối tác mà quyết định hàng hóa sẽ phải chịu Thuế nhập khẩu nào và được hưởng ưu đãi về thuế ít hay nhiều.

Những điểm cần lưu ý về nhãn mác giày, ủng bảo hộ lao động

- Cần phải có nhãn mác khi hàng cập cảng Việt Nam
Khi làm việc với người bán hàng (shipper), cần hướng dẫn họ không được quên dán/đóng nhãn mác lên hàng trước khi vận chuyển về Việt Nam. Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của nhà sản xuất
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Model, mã hàng hóa (nếu có)
  • Ngoài ra, với một số mặt hàng đặc biệt có những quy định các nội dung tối thiểu khác. Tham khảo tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP.
- Đảm bảo nhãn mác phù hợp quy định trước khi đưa hàng ra lưu thông
Sau khi nhập khẩu hàng hóa, trước khi đưa hàng ra lưu thông, cần kiểm tra nếu nhãn gốc của nhà sản xuất chưa phù hợp quy định của Nghị định 43/2017/NĐ-CP thì phải thực hiện dãn nhãn phụ, Nội dung nhãn mác tối thiểu bao gồm:
  • Tên hàng hóa
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa được quy định tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP và văn bản quy phạm pháp luật liên quan
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010    Khi thực hiện một thương vụ Xuất nhập khẩu thì trách nhiệm lớn nhất của người bán là Giao hàng và hàng hóa thường phải trải qua một chặng đường dài đi từ kho của người bán đến kho của người mua như sau: - Chặng 1: Kho người bán – Cửa khẩu nước xuất khẩu - Chặng 2: Cửa khẩu nước xuất khẩu – Cửa khẩu nước nhập khẩu - Chặng 3: Cửa khẩu nước nhập khẩu – Kho người mua    Trên suốt hành trình dài qua 3 chặng đó hàng hóa phải chịu các Chi phí và Rủi ro phát sinh, trong đó các chi phí cơ bản như sau: Trong đó: f1 : Chi phí nội địa nước xuất khẩu là toàn bộ chi phí phát sinh ở Chặng 1 trên lãnh thổ nước xuất khẩu (ví dụ: phí bốc hàng lên xe chở ra cảng, phí lưu kho tại cảng khi hàng lên tàu muộn,…) X : Các loại thuế xuất khẩu là thuế phát sinh khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất (xét đến cả thuế Tài nguyên) F : Chi phí vận tải quốc tế là tiền cước phát sinh ở Chặng 2 khi hàng đi từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu I : Chi p