Chuyển đến nội dung chính

MSDS là gì? Cách sử dụng

MSDS là gì? Cách sử dụng


Bảng chỉ dẫn về an toàn hàng hóa (Material Safety Data Sheet – MSDS) áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như: hàng cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi, …

MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố.

Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển vẫn yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không.

1. Sử dụng MSDS như thế nào?

MSDS do nhà sản xuất (hoặc người bán, người gửi hàng) cung cấp cho hãng vận chuyển (hãng tàu hoặc hãng hàng không). Các thông tin trên MSDS là có tính pháp lý trong xử lý các sự cố liên quan đến lô hàng nên thông tin cung cấp trên MSDS phải đảm bảo tính chính xác cao.
MSDS được gửi kèm với lô hàng trong suốt quá trình vận chuyển cho đến khi đến tay người nhập khẩu. Đối với hàng hóa là hóa chất, trong bộ hồ sơ hải quan nên có kèm theo MSDS (đóng dấu sao y của nhà nhập khẩu) để xác nhận rằng MSDS này đã được nhà nhập khẩu chấp nhận.

2. Nội dung của MSDS

Thông thường, một MSDS của hàng hóa chất sẽ được thể hiện các thông tin sau đây:

- CHEMICAL PRODUCT AND COMPANY IDENTIFICATION: Tên sản phẩm hóa học diễn giải và thông tin công ty hoặc đơn vị sản xuất sản phẩm đó (tên, địa chỉ, các liên hệ)

- COMPOSITION / INFORMATION ON INGREDIENTS: Thành phần hóa học và thông tin về các thành phần của hợp chất đó. Trong thành phần này chúng ta LƯU Ý thông tin về số CAS (Chimical Abstracts Service – Dịch vụ tóm tắt hóa chất) là chuỗi định danh duy nhất cho các nguyên tố hóa học, các hợp chất hóa học, các polymer, các chuỗi sinh học, các hỗn hợp và các hợp kim. Số CAS nhằm giúp chúng ta tìm kiếm thông tin liên quan về chất (tên gọi khác, công thức hóa học, phân loại độc tố …)

- PHYSICAL AND CHEMICAL PROPERTIES: Các tính chất vật lý và hóa học của hàng hóa chất đó (màu sắc, hình dạng bên ngoài, mùi vị, tỷ trọng riêng, nhiệt động nóng chảy, nhiệt độ sôi, điểm bắt lửa, điểm nổ, điểm tự cháy, độ nhớt, tỷ lệ bay hơi, thành phần phần tram cho phép trong không khí, khả năng hòa tan trong các dung môi như nước, dung môi hữu cơ, …)

- HAZARD IDENTIFICATION: Xác định mức độ nguy hiểm của các thành phần; Đưa ra những khuyến cáo rủi ro, tai nạn có thể xảy ra và chỉ dẫn an toàn

- FIRST AID MEASURES: Các biện pháp sơ cứu khẩn cẩn khi ngộ độc hay bị tai nạn trong khi sử dụng hóa chất

- FIRE FIGHTING MEASURES: Các biện pháp giảm thiểu rủi ro, tổn thất

- HANDLING AND STORAGE: Quy trình làm việc với hóa chất và hướng dẫn xử lý, các điều kiện bảo quản hóa chất

- EXPOSURE CONTROLS AND PERSONAL PROTECTION: Kiểm soát phơi nhiễm và bảo hộ các nhân khi tiếp xúc với hóa chất

- STABILITY: Tính ổn định

- TOXICOLOGICAL INFORMATION: Thông tin về độc tính và các hiệu ứng xấu lên sức khỏe con người, chẳng hạn tác động xấu tới mắt, da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khả năng sinh sản cũng như khả năng gây ung thư hay gây dị biến, đột biến gen. Các biểu hiện và triệu chứng ngộ độc cấp tính và kinh niên.

- ECOLOGICAL INFORMATION: Thông tin về tính sinh thái: Các tác động xấu lên thủy sinh vật và môi trường

- DISPOSAL INFORMATION: Thông tin hướng dẫn phương pháp xử lý phế thải có chứa hóa chất đó cũng như xử lý kho tàng theo định kỳ hay khi bị rò rỉ hóa chất ra ngoài môi trường

- TRANSPORTATION INFORMATION: Các quy định về đóng gói, tem mác và vận chuyển (được phép vận chuyển bằng hình thức nào, đường không hay đường biển, quy định an toàn trong quá trình đóng gói, vận chuyển như thế nào)

Có thể bạn muốn xem:
D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng?
Tác dụng của giấy báo nhận hàng – Arrival Notice 
Cách thức gửi hàng bằng container – LCL, FCL 
Seaway Bill & Express Bill – Không phải là vận đơn
Vận đơn Surrendered B/L & Telex release
Mua bán ba bên và quy trình thay đổi vận đơn - Switch B/L
House Bill, Master Bill – Vận đơn nhà, Vận đơn chủ
Endorse là gì? Ký hậu chuyển nhượng B/L như thế nào?
Các trường hợp sử dụng B/L theo lệnh
Phân loại và nhận biết các loại B/L
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không - Airway Bill
Phân biệt Shipper và Seller
Lựa chọn phương thức vận tải quốc tế
Tìm hiểu về vận tải chuyển phát nhanh
Tại sao cần Forwarder trong vận tải quốc tế?
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người...

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010    Khi thực hiện một thương vụ Xuất nhập khẩu thì trách nhiệm lớn nhất của người bán là Giao hàng và hàng hóa thường phải trải qua một chặng đường dài đi từ kho của người bán đến kho của người mua như sau: - Chặng 1: Kho người bán – Cửa khẩu nước xuất khẩu - Chặng 2: Cửa khẩu nước xuất khẩu – Cửa khẩu nước nhập khẩu - Chặng 3: Cửa khẩu nước nhập khẩu – Kho người mua    Trên suốt hành trình dài qua 3 chặng đó hàng hóa phải chịu các Chi phí và Rủi ro phát sinh, trong đó các chi phí cơ bản như sau: Trong đó: f1 : Chi phí nội địa nước xuất khẩu là toàn bộ chi phí phát sinh ở Chặng 1 trên lãnh thổ nước xuất khẩu (ví dụ: phí bốc hàng lên xe chở ra cảng, phí lưu kho tại cảng khi hàng lên tàu muộn,…) X : Các loại thuế xuất khẩu là thuế phát sinh khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất (xét đến cả thuế Tài nguyên) F : Chi phí vận tải quốc tế là tiền cước phát sinh ở Chặng 2 khi hàng đi từ nước xuất khẩu đến nước n...

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr...