Chuyển đến nội dung chính

Hướng dẫn xin cấp C/O điện tử

Bài viết sau sẽ hướng dẫn cụ thể các bước khai báo C/O điện tử trên eCosys

Hướng dẫn xin cấp C/O điện tử

1. Hướng dẫn đăng ký tham gia hệ thống ECOSYS

Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân điện tử và tài khoản tham gia Hệ thống eCosys
+ Chọn nút ĐẮNG KÝ trên Trang chủ của eCoSys.
+ Điều đầy đủ thông tin và ấn nút gửi
- Các mục * bắt buộc phải khai
- Tên đăng nhập mặc định là Mã số thuế của DN (mật khẩu do DN tự đặt)
Lưu ý: Sau khi đăng ký, nếu gặp dòng thông báo “Thông tin doanh nghiệp đã có trong cơ sở dữ liệu” => doanh nghiệp gọi theo số điện thoại Hỗ trợ để được trợ giúp.
Bước 2: Đăng ký mua Bộ thiết bị chữ ký số.

2. Khai báo hồ sơ C/O điện tử

Truy cập Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử tại địa chỉ http://ecosys.gov.vn . Đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản và mật khẩu.
Lưu ý: Tất cả thông tin phải khai báo bằng tiếng Anh hoặc chọn sẵn các thông tin có trên hệ thống.
Doanh nghiệp chọn Menu “Khai báo C/O / Khai báo C/O” để khai báo hồ sơ C/O.
Ở Tab C/O bạn cần nhập đầy đủ các thông tin theo form mẫu, lưu ý những ô có dấu * là bắt buộc phải nhập dữ liệu.
Chọn Form C/O có sẵn trong hệ thống.
Importing Country: Chọn nước nhập khẩu (chọn tên nước có sẵn trên hệ thống)
Export Declaration Number và Export Declaration Attached: Nhập số hiệu tờ khai hải quan và đính kè (nếu có)
Good consigned from: đây là phần dành cho thông tin Doanh nghiệp xuất khẩu thông tin DN lấy từ hồ sơ doanh nghiệp.
- Exporter’s Business Name: Tên Doanh nghiệp xuất khẩu
- Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhà xuất khẩu. Tối đa 70 ký tự
- Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể khai hết ở line 1. Thường thì khai Quận/ Huyện, Tỉnh/ Thành phố vào Address line 2.
Good consigned to:
- Consignee’s name: Tên đơn vị nhập khẩu hàng hóa
- Address line 1: ghi địa chỉ tiếng Anh của nhập khẩu. Tối đa 70 ký tự
- Address line 2: không bắt buộc, chỉ ghi khi Address line 1 quá 70 ký tự khi không thể khai hết ở line 1. Thường thì khai Quận/ Huyện, Tỉnh/ Thành phố vào Address line 2.
- Country: nước nhập khẩu
Transport Type: Hình thức vận chuyển (chọn các hình thức có sẵn trong hệ thống)
Port of Loading: chọn các cảng trong nước (nước xuất khẩu) có sẵn trong hệ thống, có thể nhập các cảng đi trong trường hợp hệ thống không có sẵn
Port of Discharge: chọn các cảng dỡ hàng (nước nhập khẩu) có sẵn trong hệ thống, chọn orthers nếu chưa rõ là cảng nào
Vessel’s Name/Aircraft etc và Transportation document attached: tên tàu và Bill vận chuyển (nếu có)
Departure date: Ngày tàu chạy
Phần hàng hóa:
- Exporting/ Importing HS Code: chọn Mã HS xuất khẩu/ nhập khẩu (chọn mã HS có sẵn trên hệ thống)
- Goods description: mô tả hàng hóa chi tiết
- Origin Criterion: Tiêu chí xuất xứ (Chọn các tiêu chí có sẵn trên hệ thống)
- Quantity/ Unit: trọng lượng hàng hóa. Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống
- Invoice Number/ Date: Số và ngày hóa đơn
- Mark and Number on package: ghi ký hiệu trên thùng (Không rõ ghi No Mark)
- Package Quantity: số thùng (Chọn đơn vị tính có sẵn trên hệ thống)
- FOB value: ghi rõ giá trị, mặc định là USD. Có thể chọn ngoại tệ khác
- Tích chọn hoặc không tích chọn Show FOB Value on C/O để thông báo cho chuyên viên phòng là có muốn hiển thị trị giá FOB trên C/O giấy hay không.
Chọn Save item sau khi khai báo để khai báo một dòng hàng, nếu có nhiều dòng hàng hóa thì khai tiếp rồi lại ấn add item.
Có thể ấn sửa hoặc xóa để sửa dòng hàng đã khai.
Khai báo Third Country Invoicing, Exhibition, Back to back C/O:
- Third Country Invoicing: khai báo chi tiết Company Name, Address, Country của bên hóa đơn thứ 3
- Tương tự với Exhibition C/O và Back to back C/O

3. Tải lên các mục đính kèm

Khi khai báo C/O có các mục cho phép tải lên tài liệu đính kèm: Export Declaration Attached (Đính kèm tờ khai Hải quan), Transport document Attached (Đính kèm số vận đơn), Document proving the origin status attached (Đính kèm bảng kê hàm lượng), Invoice Attached (Đính kèm hóa đơn).
Cách tải lên tài liệu đính kèm như sau:
- Ở mục cần tải lên tài liệu đính kèm, click chọn biểu tượng sau đó chọn file cần upload từ máy tính
- Hệ thống hiển thị yêu cầu bạn nhập mã pin của thiết bị để ký lên file đính kèm
- Chọn trong trường hợp cần sử dụng lại file đính kèm đã từng upload
- Danh sách các file upload lên được hệ thống tự động sắp xếp theo ngày. Doanh nghiệp có thể chọn ngày đã upload file, rồi click đúp vào file cần chọn để thực hiện chọn file
Khi chọn file hoặc file đã upload thành công, link của file trên hệ thống sẽ được hiển thị ở ô bên cạnh.

4. Ký và gửi duyệt hồ sơ

Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho hồ sơ khai báo C/O bạn click chọn nút Ký và Gửi duyệt để gửi hồ sơ tới Phòng xuất nhập khẩu.
Ký và Gửi duyệt hồ sơ C/O xong, hồ sơ C/O của doanh nghiệp sẽ được chuyển sang trạng thái GĐDN đã duyệt.
Trong trường hợp chưa muốn gửi thì ấn lưu để Lưu tạm, trong trường hợp này thì phòng XNK sẽ không nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
Kiểm tra số C/O đã được cấp trên hệ thống.
Sau khi có số C/O Doanh nghiệp kết xuất in đơn xin C/O đã được cấp số và nộp cùng bộ hồ sơ theo yêu cầu Cơ quan quản lý cấp C/O.

5. Chỉnh sửa C/O

Trong giao diện Quản lý và tìm kiếm C/O phần II, Doanh nghiệp muốn chỉnh sửa hồ sơ nào có thể chọn nút
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người