Chuyển đến nội dung chính

Seaway Bill & Express Bill – Không phải là vận đơn

Seaway Bill & Express Bill – Không phải là vận đơn


1. Lý do ra đời Seaway bill

Thông thường khi gửi hầng bằng đường biển sử dụng B/L để giao nhận, tuy nhiên B/L thể hiện các khó khan sau và Seaway bill ra đời nhằm giải quyết bất lợi mà B/L hiện có.
- Khi nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mà việc gửi vận đơn gốc qua đường bưu điện có thể chậm hơn thời gian vận tải khi cảng đi và cảng đến quá gần nhau.
- Chi phí phát hành và lưu thông vận đơn cao (để đề phòng giả mạo người ta in chữ ở mặt sau vận đơn rất nhỏ do vậy chi phí in rất đắt).

Seaway bill là giấy gửi hàng đường biển không có chức năng lưu thông. Việc giao hàng căn cứ vào sự xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên bill mà không căn cứ vào vận đơn gốc. Về mặt thuật ngữ “Seaway bill”, “Non – negotiable Seaway bill” thường được gọi là: Vận đơn đường biển không lưu thông, Biên lai gửi hàng đường biển, hay Giấy gửi hàng đường biển.

Mặt trước của Seaway bill tương tự như vận đơn thông thường, bao gồm các điều khoản chủ yếu như tên hàng, cảng xếp, cảng dỡ, người chuyên chở, người nhận hàng và một số chi tiết khác, mặt sau hoặc của Seaway bill để trống hoặc ghi chú ngắn gọn để tiết kiệm chi phí in ấn.

2. Quy trình phát hành Seaway bill

(1) Người gửi hàng giao hàng cho người vận tải và yêu cầu sử dụng Seaway bill, không phát hành B/L gốc
(2) Người vận tải phát hành Seaway bill cho người gửi hàng
(3) Người vận tải thông báo cho đại lý ở cảng đến về Seaway bill
Lúc này lô hàng xem như đã được “thả ra” sẵn; Việc thả hàng diễn ra rất nhanh qua hệ thống điện tử nội bộ của hãng tàu nên còn gọi là Express Bill (thả hàng tốc hành)
(4) Hàng được vận tải từ cảng bốc tới cảng dỡ
(5) Người gửi hàng chuyển bộ chứng từ (không cần bao gồm vận đơn) cho người nhận hàng
Người gửi hàng chỉ cần thông báo việc sử dụng Seaway bill cho người nhận hàng qua Email bằng cách đính kèm bản scan hình ảnh Seaway bill.
(6) Người nhận hàng xuất trình Thông báo hàng đến và Giấy giới thiệu cho đại lý của người vận tải ở cảng đến để nhận hàng (không phải xuất trình vận đơn bản gốc)
(7) Đại lý của người vận tải ở cảng đến giao hàng cho người nhận hàng.

3. Lưu ý khi sử dụng Seaway bill

Theo nguyên tắc nếu dùng Seaway bill thì hãng tàu sẽ tự động thả hàng ra mà không cần đợi xác nhận của người gửi hàng bởi vì hàng đã được chuyển quyền sở hữu sang cho người nhận hàng ngay khi được giao cho hãng tàu. Do đó chỉ sử dụng Seaway bill khi:
- Bên gửi hàng và bên nhận hàng có quan hệ là công ty mẹ con hoặc khách hàng thân thiết, tin cậy
- Người nhận hàng đã trả trước tiền hàng hoặc người người gửi hàng cho trả tiền chậm, số tiền trong hợp đồng là nhỏ
- Hai bên muốn tiết kiệm chi phí, không cần phát hành B/L gốc
- Người nhận hàng không có nhu cầu chuyển nhượng lại lô hàng bằng chứng từ mà nhận hàng để kinh doanh / sản xuất hoặc tiêu dung.

4. Phân biệt giữa Seaway bill và B/L

- B/L có 3 chức năng nhưng Seaway bill chỉ có 2 chức năng. Seaway bill không có chức năng lưu thông trên mặt trước thường được in chữ “Non-negotiable”
- Việc giao hàng với Seaway bill căn cứ vào xác nhận rằng người nhận hàng là người có tên trên Seaway bill mà không căn cứ vào vận đơn gốc như với B/L
- Trên B/L có in đầy đủ điều kiện chuyên chở nhưng trên mặt sau của Seaway bill hoặc để trống hoặc ghi chú lưu ý khi sử dụng
- Seaway bill được gửi theo tàu còn B/L thì không.

Có thể bạn muốn xem:
MSDS là gì? Cách sử dụng
D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng?
Tác dụng của giấy báo nhận hàng – Arrival Notice 
Cách thức gửi hàng bằng container – LCL, FCL 
Vận đơn Surrendered B/L & Telex release
Mua bán ba bên và quy trình thay đổi vận đơn - Switch B/L
House Bill, Master Bill – Vận đơn nhà, Vận đơn chủ
Endorse là gì? Ký hậu chuyển nhượng B/L như thế nào?
Các trường hợp sử dụng B/L theo lệnh
Phân loại và nhận biết các loại B/L
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)
Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn hàng không - Airway Bill
Phân biệt Shipper và Seller
Lựa chọn phương thức vận tải quốc tế
Tìm hiểu về vận tải chuyển phát nhanh
Tại sao cần Forwarder trong vận tải quốc tế?
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người...

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010

Nội dung các điều kiện Incoterms 2010    Khi thực hiện một thương vụ Xuất nhập khẩu thì trách nhiệm lớn nhất của người bán là Giao hàng và hàng hóa thường phải trải qua một chặng đường dài đi từ kho của người bán đến kho của người mua như sau: - Chặng 1: Kho người bán – Cửa khẩu nước xuất khẩu - Chặng 2: Cửa khẩu nước xuất khẩu – Cửa khẩu nước nhập khẩu - Chặng 3: Cửa khẩu nước nhập khẩu – Kho người mua    Trên suốt hành trình dài qua 3 chặng đó hàng hóa phải chịu các Chi phí và Rủi ro phát sinh, trong đó các chi phí cơ bản như sau: Trong đó: f1 : Chi phí nội địa nước xuất khẩu là toàn bộ chi phí phát sinh ở Chặng 1 trên lãnh thổ nước xuất khẩu (ví dụ: phí bốc hàng lên xe chở ra cảng, phí lưu kho tại cảng khi hàng lên tàu muộn,…) X : Các loại thuế xuất khẩu là thuế phát sinh khi làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu xuất (xét đến cả thuế Tài nguyên) F : Chi phí vận tải quốc tế là tiền cước phát sinh ở Chặng 2 khi hàng đi từ nước xuất khẩu đến nước n...

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr...