Hình thức của hợp đồng trong thực tế
Miễn là các chứng từ đó cũng mang các thông tin cơ bản của thương vụ và có đủ sự xác nhận của hai bên mua và bán thì đều có thể xem xét như một hình thức của hợp đồng ngoại thương.
Hợp đồng thông thường được nhận biết bởi tên CONTRACT, và mỗi thương vụ thường có một hợp đồng riêng được ký kết và đóng dấu đầy đủ bởi hai bên mua và bán. Tuy nhiên trong thực tế không phải thương vụ nào cũng có CONTRACT mà hợp đồng có thể được thay thế bởi các chứng từ khác như: Quotation – Báo giá; Profoma Invoice – Hóa đơn chiếu lệ; …
(1) Chào hàng + Chấp nhận chào hàng = Hợp đồng đã ký kết
Thường sử dụng khi bạn mua hàng của các nhà sản xuất nổi tiếng và không cần quy định nhiều về sản phẩm, đóng gói, giá cả, … do bên mua thường thụ động chấp nhận hết các điều kiện bán hàng quen thuộc của bên bán.
(2) Đặt hàng + Chấp nhận đặt hàng = Hợp đồng đã ký kết
Thường sử dụng khi bạn bán hàng cho các đối tác lớn và thụ động chấp nhận các điều kiện mua hàng quen thuộc của bên mua.
(3) Hóa đơn chiếu lệ + Chấp nhận mua hàng = Hợp đồng đã ký kết
Thường có hình thức giống hóa đơn chính thức sau này sẽ phát hành, bên mua nếu cần điều chỉnh thông tin gì cho hợp lý hơn thì thông báo ngay để hóa đơn chính thức sẽ được phát hành như yêu cầu.
(4) Hợp đồng được cả 2 bên ký xác nhận
Với các đối tác quen thuộc hầu như không cần sử dụng đến hợp đồng cho từng thương vụ riêng mà chỉ có hợp đồng chung cho cả 1 năm (hoặc 1 giai đoạn nào đó) – gọi là Hợp đồng khung hoặc Hợp đồng nguyên tắc. Hợp đồng này quy định các điều kiện chung nhất cho việc mua bán giữa 2 bên.
Nhận xét
Đăng nhận xét