Chuyển đến nội dung chính

Cách lựa chọn nhà tuyển dụng phù hợp

Cách lựa chọn nhà tuyển dụng phù hợp!!!


Chúng tôi khuyên bạn nên có sự lựa chọn nhà tuyển dụng một cách thận trọng để không những sẽ có một công việc THUẬN LỢI mà còn cả một sự nghiệp THÀNH CÔNG.

Sau khi quyết định ngành hàng sẽ tham gia và lựa chọn vị trí công việc phù hợp, bước tiếp theo vô cùng quan trọng và có thể tác động đến toàn bộ sự nghiệp của bạn đó phải ra một quyết định đúng đắn khi lựa chọn nhà tuyển dụng để nộp hồ sơ xin việc.
lua-chon-nha-tuyen-dung-phu-hop

Một số bạn hoàn toàn không có sự lựa chọn nào mà gửi hồ sơ tới bất kỳ công ty tuyển dụng có chút liên quan đến Xuất nhập khẩu mà bạn bắt gặp trên Internet. Đối với các bạn khác, đa số thường tìm kiếm nhà tuyển dụng và lựa chọn bằng cách tự hỏi mình muốn gì như ví dụ dưới đây:

HIỆN TẠI BẠN MUỐN:
  • Làm việc ở công ty xuất khẩu?
  • Làm Sales, không muốn làm Purchasing?
  • Làm việc ở công ty quy mô lớn?
  • Làm việc ở công ty ổn định với thu nhập cao, phúc lợi tốt?

Bạn mải mê trả lời những câu hỏi đó nhưng lại quyên suy nghĩ những điều còn quan trọng hơn đó là tương lai bạn có thể sẽ gặp những bất lợi gì từ những quyết định ở hiện tại?

NHỮNG BẤT LỢI BẠN SẼ GẶP:
  • Không trau dồi được nhiều nghiệp vụ do xuất hẩu ít khó khăn hơn nhập khẩu;
  • Chuyển đổi công việc khó do việc làm Sales ít hơn việc làm Purchasing;
  • Không tích lũy được nhiều kinh nghiệm do chỉ được phụ trách 1 công việc nhỏ;
  • Không học hỏi được cách xây dựng và điều hành 1 công ty khởi nghiệp.
Nhưng xét về lâu dài bạn nên đảo ngược trật tự các câu hỏi và xác định xem mình muốn đạt được điều gì trong công việc và sự nghiệp của mình ở tương lai 05 năm, 10 năm thậm chí xa hơn.
Cách lựa chọn nhà tuyển dụng phù hợp
TƯƠNG LAI BẠN MUỐN:
  • Trau dồi, học hỏi thêm
  • Nhân viên hay cấp quản lý
  • Sales, Purchasing hay Chứng từ, Hiện trường
  • Làm thuê hay tự kinh doanh
Điều bạn muốn làm và muốn đạt được trong tương lai sẽ quyết định việc bạn nên làm ở hiện tại. Nếu ngay từ đầu bạn không xét đến điều bạn muốn ở tương lai mà tùy tiện xin việc thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển sự nghiệp của mình hoặc thậm chí phải từ bỏ công việc để bắt đầu lại từ đầu khi đã quá muộn.

BẠN NÊN LÀM:
  • Chấp nhận công việc khó khăn để trải nghiệm nhiều
  • Theo đuổi 1 ngành hàng, 1 vị trí để tích lũy nhiều kinh nghiệm
  • Chọn công việc có nhiều cơ hội việc làm để tự do chuyển việc
  • Chấp nhận công ty mới thành lập, theo đuổi ngành hàng muốn kinh doanh
Tất nhiên bạn cũng nên cân nhắc đến mong muốn cá nhân để lựa chọn công việc phù hợp (ví dụ: không nên làm Chứng từ khi bạn muốn được giao dịch nhiều); cân nhắc đến khả năng hiện có (ví dụ: không nên làm Hiện trường nếu bạn có thể giao dịch thành thạo bằng tiếng Anh với đối tác)…

Nếu bỏ qua bước này bạn có thể phải nộp 100 bộ hồ sơ nhưng chỉ được gọi phỏng vấn 10 lần (do tỷ lệ phù hợp không cao), trong khi nếu lựa chọn nhà tuyển dụng phù hợp sự khác biệt sẽ rất rõ ràng: bạn chỉ nộp 20 bộ hồ sơ được gọi phỏng vấn đến 15 lần (do tỷ lệ phù hợp cao).

Có thể bạn muốn xem:
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Đạt XNK - Forwarder
Chuyên: Vận chuyển hàng quốc tế, Dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói, Đại lý hải quan
VNT Logistics, Địa chỉ: Số 2 Bích Câu, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0983.444.133 - 0949.418.698(Zalo/Skype)
Email: datvt@hanotrans.com.vn
Website: www.datxnk.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng

Cách ghi điều kiện Incoterms trong hợp đồng “Điều kiện cơ sở + Địa điểm chỉ định (named place) + Phiên bản Incoterms”    Hiện tại các công ty xuất nhập khẩu vẫn thường xuyên sử dụng Incoterms mà không ghi rõ phiên bản năm nào. Việc này có thể gây rắc rối khi có phát sinh liên quan đến Chi phí và Rủi ro trong quá trình vận tải hàng. Tốt nhất bạn nên sử dụng phiên bản mới nhất và ghi rõ trong hợp đồng “Incoterms 2010” khi áp dụng quy tắc dẫn chiếu Incoterms như sau: - ExW, FCA, FAS, FOB + 1 địa điểm tại nước xuất khẩu (kho của người xuất khẩu / địa điểm giao hàng / sân bay / cảng đi) - CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DDP + 1 địa điểm tại nước nhập hẩu (cảng đến / sân bay đến / địa điểm nhận hàng / kho của người nhập khẩu) Ex: Hợp đồng ghi “ExW – Tokyo”. Theo khuyến nghị của ICC nên ghi chính xác là “ExW – Tokyo, Japan (Incoterms 2010)”.    Từ quy tắc ghi địa điểm chỉ định, khi nhìn bất cứ điều kiện Incoterms nào có thể nhận biết ngay nước xuất khẩu hoặc nước nhập khẩu. Ex: F

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE

Phân biệt ORIGINAL BILL - SURRENDER BILL - TELEX RELEASE Đây có lẽ là khái niệm mà nhiều người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu rất hay gặp phải nên có nhiều bạn nhờ mình viết và giải thích rõ hơn về các thuật ngữ trên và nội dung của nó. Tất nhiên khi search trên mạng, các bạn có thể thấy nhiều bài viết về điều này, nhưng để giúp các bạn dễ hình dung nhất mình sẽ giải thích qua ảnh minh họa và ngôn ngữ đơn giản theo cách mình hiểu nhất. Để làm rõ vấn đề này mình sẽ lấy ví dụ trong trường hợp đơn giản nhất theo hình minh họa, SHIPPER (người gửi hàng) chuyển hàng cho CNEE (người nhận hàng), người vận chuyển là hãng tàu WANHAI, trong trường hợp này SHIPPER book tàu và làm việc trực tiếp với hãng tàu WANHAI, không book qua FORWARDER. 1. ORIGINAL BILL (VẬN ĐƠN GỐC) Vận đơn gốc nghĩa là "vận đơn gốc" thế thôi, nó chính là cái vận đơn được hãng tàu hoặc Forwarder phát hành (tùy theo trường hợp chủ hàng book tàu trực tiếp qua hãng tàu, hay book qua Forwarder), tr

Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển (Bill of lading - B/L)

B/L (Bill of lading) – Quy trình phát hành và sử dụng vận đơn đường biển Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L) là một chứng từ vận tải đường biển do người chuyên chở (Carrier) hoặc người đại diện của họ cấp phát cho người gửi hang (Shipper) sau khi đã xếp hàng lên tàu hoặc sau khi người chuyên chở đã nhận hàng để vận chuyển. Trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu bằng tàu chợ, vận đơn không những điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi hàng (Shipper) và người chuyên chở, mà còn điều chỉnh mối quan hệ giữa người chuyên chở với người nhận hàng (Consignee). 1. Chức năng B/L Về mặt lý thuyết vận đơn đường biển có 3 chức năng chính như dưới đây. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, tùy từng loại vận đơn mà có thể không có chức năng thứ 3. (1) Là biên lai nhận hàng (Bill of Receiving good): Vận đơn đường biển là bằng chứng hiển nhiên của việc người chuyên chở đã nhận hàng để chở. Vận đơn chứng minh cho số lượng, tình trạng bên ngoài của hàng hóa được nhận. Tại cảng đến, người