Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Hồ sơ đề nghị cấp C/O

Hồ sơ đề nghị cấp C/O 1. Chứng từ xuất khẩu (1) Đơn đề nghị cấp C/O (Mẫu số 4 của NĐ 31/2018/NĐ-CP); (2) Mẫu C/O tương ứng đã được khai hoàn chỉnh (thông thường là 1 bản chính và 3 bản copy); (3) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu (Có xác nhận của thương nhân); (4) Bản sao hóa đơn thương mại (Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); (5) Bản sao B/L hoặc AWB hoặc chứng từ vận tải tương đương (Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). 2. Chứng từ chứng minh nguồn gốc (1) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc xuất xứ không ưu đãi (Chọn mẫu Bảng kê khai NVL phù hợp: 8 mẫu khác nhau); (2) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ (Phụ lục X của TT 05/2018/TT-BCT); (3) Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa xuất khẩu (trong trường hợp có sử dụng nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu trong quá trình sản xuất); Hợp đồng mua bán hoặc hóa đ...

Hồ sơ thương nhân (xin cấp C/O lần đầu)

Hồ sơ thương nhân (xin cấp C/O lần đầu) Lập, nộp 1 bộ hồ sơ thương nhân cho Tổ chức cấp C/O đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu. Hồ sơ thương nhân bao gồm: (1) Thông tin của thương nhân; (2) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O và mẫu dấu (Mẫu số 01 của NĐ 31/2018/NĐ-CP); (3) Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 của NĐ 31/2018/NĐ-CP); (4) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); (5) Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu với cơ quan công an (nếu có).

Các bước xác định xuất xứ hàng hóa

Các bước xác định xuất xứ hàng hóa Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó. Bước 1: Kiểm tra xem sản phẩm có xuất xứ thuần túy (xuất xứ toàn bộ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu không, chuyển sang bước 2; Bước 2: Xác định chính xác mã số HS của sản phẩm xuất khẩu (4 hoặc 6 số HS đầu là cơ sở để xác định xuất xứ hàng hóa theo quy định); Bước 3: Xác định nước nhập khẩu hàng hóa mà quốc gia đó đã ký Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam, ASEAN hoặc cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan GSP hay không. Nếu có, chuyển sang bước 4; Bước 4: Kiểm tra xem sản phẩm xuất khẩu có thuộc danh mục các công đoạn chế biến đơn giản (không đầy đủ) theo quy định phù hợp hay không. Nếu có, sản phẩm đó sẽ không có xuất xứ theo quy định. Nếu không, chuyển tiếp sang bước 5; Bước 5: So sánh thuế xuất để chọn mẫu C/O (nếu có) để đề nghị cấp nhằm đả...

Các biện pháp chứng nhận xuất xử tại Việt Nam

Các biện pháp chứng nhận xuất xứ tại Việt Nam Hiện tại Việt Nam đang áp dụng hai cơ chế chứng nhận xuất xứ là: tự chứng nhận xuất xứ và chứng nhận xuất xứ bởi bên thứ ba (cấp giấy chứng nhận xuất xứ bởi cơ quan có thẩm quyền). 1. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ Cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Cơ quan cấp C/O:  Bộ Công thương là cơ quan quy định chi tiết việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. 2. Tự chứng nhận xuất xứ Tự chứng nhận xuất xứ (Self – Cert) là hình thức thương nhân tự khai báo và cam kết về xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp  luật. Thực hiện Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, căn cứ quy định củ...

MSDS là gì? Cách sử dụng

MSDS là gì? Cách sử dụng Bảng chỉ dẫn về an toàn hàng hóa (Material Safety Data Sheet – MSDS) áp dụng cho những mặt hàng có thể gây nguy hiểm cho quá trình vận chuyển như: hàng cháy nổ, hóa chất dễ ăn mòn, hàng hóa có mùi, … MSDS có tác dụng chỉ dẫn cho người vận chuyển thực hiện các quy trình an toàn hàng hóa trong quá trình sắp xếp hàng, hoặc xử lý hàng khi gặp sự cố. Mặc dù thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc các loại thực phẩm dạng bột không phải là hóa chất nguy hiểm, nhưng khi vận chuyển vẫn yêu cầu bảng chỉ dẫn an toàn MSDS để kiểm tra các thành phần trong bảng chỉ dẫn có thực sự an toàn khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp hay không. 1. Sử dụng MSDS như thế nào? MSDS do nhà sản xuất (hoặc người bán, người gửi hàng) cung cấp cho hãng vận chuyển (hãng tàu hoặc hãng hàng không). Các thông tin trên MSDS là có tính pháp lý trong xử lý các sự cố liên quan đến lô hàng nên thông tin cung cấp trên MSDS phải đảm bảo tính chính xác cao. MSDS được gửi kèm với lô hàng trong suốt...

D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng?

D/O là gì? Khi nào cần lấy lệnh giao hàng? Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O) là chứng từ mà công ty vận chuyển (hãng tàu, forwarder) phát hành ra để chỉ thị cho đơn vị lưu giữ hàng (cảng, kho) giao hàng cho chủ hàng. Lệnh giao hàng là chứng từ quan trọng để làm thủ tục tại cảng khi kiểm hóa, lấy mẫu kiểm tra chuyên ngành, và khi lấy hàng từ kho, cảng. Có 2 loại D/O được phân loại theo người phát hành như sau: (1) House D/O do Forwarder cấp phát cho chủ hàng Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển là lệnh đại lý vận chuyển ban hành để yêu cầu người nắm giữ hàng phải đưa hàng cho người nhận (doanh nghiệp nhập khẩu). Tuy nhiên không thể chỉ dùng lệnh này để nhận hàng mà bạn yêu cầu phải có thêm D/O do hãng tàu cung cấp. (2) Master D/O do hãng tàu cấp phát cho Forwarder Lệnh giao hàng của hãng tàu là lệnh hãng tàu cấp phát để yêu cầu người đang giữ hàng giao hàng cho người nào đó. Thường mối quan hệ sẽ là: Hãng tàu yêu cầu giao hàng cho FWD và FWD yêu cầu giao hàng cho họ. Kh...